Trước thềm triển lãm ô tô Việt Nam 2012 (Vietnam Motor Show 2012), phóng viên VnMedia đã có cuộc trao đổi với ông Laurent Charpentier, Chủ tịch VAMA về các vấn đề xung quanh sự xuất hiện của các nhà nhập khẩu tại triển lãm năm nay.
PV: Thưa ông, đây là lần đầu tiên, triển lãm ô tô lớn nhất Việt Nam có sự tham gia của các nhà nhập khẩu chính hãng. Vậy vì sao có diễn biến này ?
Ông Laurent Charpentier: Đúng vậy. Điểm mới nhất của triển lãm ô tô năm nay là triển lãm thực sự là của Việt Nam, quy tụ cả các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng như các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng. Ngay từ tên gọi, triển lãm năm nay là Vietnam Motor Show chứ không còn là VAMA Motor Show như những năm trước.
Việc tập hợp được tất cả các thành viên của thị trường sẽ giúp cho người tiêu dùng giảm bớt những băn khoăn khó hiểu về diện mạo thị trường. Năm nay, các hãng đều mong muốn đưa những sản phẩm, công nghệ mới nhất tới triển lãm và tôi tin những sản phẩm, công nghệ này sẽ làm hài lòng người tiêu dùng, những người tham quan triển lãm.
Cùng với hàng loạt ô tô nhập khẩu nguyên chiếc ồ ạt về Việt Nam từ đầu năm tới nay, áp đảo số lượng xe mới lắp ráp trong nước, nhiều ý kiến băn khoăn liệu đây có phải là biểu hiện của xe nhập khẩu chính hãng đang nổi lên, trở thành một xu hướng trên thị trường ô tô Việt Nam trong những năm tới hay không ?
Khi tôi tới nhận nhiệm kỳ tại Ford và trở thành chủ tịch VAMA, câu hỏi đầu tiên của tôi là tại sao VAMA lại chỉ là hiệp hội của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam mà không bao gồm các nhà nhập khẩu chính hãng bởi như vậy nó không phản ánh đúng thực trạng, bức tranh của thị trường. Chúng ta có xe lắp ráp, xe nhập khẩu phục vụ khách hàng Việt Nam, hướng tới những tiêu chuẩn, chính sách giống nhau...
Tôi đã đặt vấn đề này với các thành viên VAMA và tới triển lãm này, tất cả đã đồng thuận mời các nhà nhập khẩu chính hãng tham gia và trở thành triển lãm ô tô Việt Nam. Tôi nghĩ điều này thể hiện tầm nhìn, quan điểm về diện mạo thị trường chứ không phải xu hướng sản phẩm nhập khẩu như ý kiến của dư luận.
Vậy sau triển lãm, có hợp tác gì giữa hai lực lượng chủ chốt của thị trường?
Ngay trước khi tham gia triển lãm, chúng tôi cũng đặt vấn đề cho các thành viên VAMA suy nghĩ về việc tiến tới mời các nhà nhập khẩu chính hãng trở thành thành viên Hiệp hội và trở thành hiệp hội thống nhất của ô tô Việt Nam. Quan điểm của chúng tôi là hiệp hội này phải thể hiện được diện mạo thị trường ô tô Việt Nam, bao gồm cả sản phẩm nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Hy vọng thời gian tới chúng tôi sẽ thực hiện dự án đó.
Nghĩa là VAMA sẽ đổi tên thành Hiệp hội ô tô Việt Nam ?
Sẽ còn chặng đường dài để thực hiện dự án hợp nhất các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu vào cùng một hiệp hội, và còn nhiều vấn đề phải làm. Còn về vấn đề có đổi tên VAMA hay không thì tôi cũng không rõ bởi cái tên VAMA đã được nhận diện rất lâu bởi các cơ quan chính phủ, công luận, sự tương tác giữa các bên...
Xin cảm ơn ông !
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA đã kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ với dòng xe HEV, PHEV.
Các hãng xe thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã và đang tích cực chuẩn bị ra mắt thêm các mẫu xe mới theo tiêu chuẩn khí thải mức 5 trong giai đoạn đầu áp dụng Quyết định số 49/2011/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Vinfast, THACO, TC Motor là 3 thương hiệu ô tô lớn gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2020 vì dịch Covid-19. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm, cả 3 đều đã có những chiến lược cạnh tranh đột phá để thúc đẩy doanh số.
Mặc dù qua thời điểm khuyến mãi vàng, thế nhưng doanh số tháng 10 vừa rồi tăng cao kể từ khi sau dịch. Trong đó VinFast Fadil đứng top 3, hai mẫu xe mới trình làng bất ngờ góp mặt với doanh số hơn ngàn xe gây bất ngờ.
Theo khảo sát tại một số đại lý chuyên bán xe máy tại Hà Nội, nhiều mẫu xe như Honda Lead, Vision, Wave Alpha, Grande hay Janus đều đang trên đà giảm giá mạnh