VAMA cho rằng không có tính trạng độc quyền kinh doanh ô tô hiện nay. Theo lý giải của VAMA, ngoài 18 thành viên VAMA đang sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô còn có nhiều nhà phân phối khác với các nhãn hiệu khác nhau như Porsche, Audi, Renault, Citroen, BMW, hoặc VW. Chỉ có một nhãn hiệu toàn cầu khác chưa có mặt ở Việt Nam là Peugeot.
Theo VAMA, tính đến nay đã có hơn 23 nhà sản xuất chính hãng đã có mặt ở Việt Nam, lượng xe bán ra khoảng 100.000 xe trong năm 2012, với cam kết đầu tư lâu dài, đầu tư lớn về nhà xưởng, thiết bị, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động. Do đó, VAMA không cho rằng VAMA đang giữ vị trí độc quyền trong việc phân phối xe nguyên chiếc.
Cũng theo VAMA, triển lãm ô tô Việt Nam sẽ được tổ chức ở Hà Nội vào cuối tháng này sẽ quy tụ cả những công ty thành viên VAMA và những công ty không phải là thành viên VAMA – là những nhà phân phối chính hãng.
Nhấn mạnh về việc mong muốn giữ nguyên điều kiện nhập khẩu ô tô mà Bộ Công Thương đã quy định, VAMA dẫn chứng rằng những công ty nhập khẩu không chính hãng không tối ưu hóa được việc bảo vệ người tiêu dùng. Cụ thể theo VAMA, những công ty nhập khẩu không chính hãng khó có thể cung cấp 3 năm bảo hành hoặc 100.000 km như hầu hết các nhà nhập khẩu chính hãng đang làm đối với tất cả các xe đang lưu hành trên toàn quốc. Những công ty nhập khẩu không chính hãng cũng khó có thể cung cấp dịch vụ cho một chiếc xe trong 10 năm đối với những xe thông thường, hoặc có thể đạt mức độ chuyên nghiệp và minh bạch như những nhà nhập khẩu chính hãng là đại diện của công ty ô tô lớn trên thế giới.
Theo VAMA, trường hợp có yêu cầu triệu hồi xe từ Đăng kiểm Việt Nam hoặc do chính hãng xe đưa ra yêu cầu, khách hàng mua xe từ nhà nhập khẩu không chính hãng khó có thể yên tâm rằng xe của họ được những kỹ thuật viên chuyên nghiệp sửa chữa với những phụ tùng chính hãng, và việc sửa chữa, bảo dưỡng xe của họ được đưa vào hệ thống theo dõi của nhà sản xuất để theo dõi chất lượng xe trong suốt quá trình sử dụng.
VAMA cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn cộng với việc tăng một số loại phí liên quan cũng như đề xuất mới về phí đã làm cho ngành công nghiệp ô tô suy giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Để giải phóng hàng và giải quyết vấn đề nguồn vốn, hầu hết các công ty ô tô đều đã phải thực hiện các chương trình khuyến mãi để có được khách hàng. Điều này theo VAMA khó có thể xảy ra ở một thị trường độc quyền.
Tham chiếu với ngành công nghiệp xe máy, hiện nay có hai nhà sản xuất lớn, chiếm khoảng 80% thị phần với hơn 3 triệu xe máy/năm, theo VAMA có thể có lý do để xem xét vấn đề độc quyền trong trường hợp này.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA đã kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ với dòng xe HEV, PHEV.
Các hãng xe thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã và đang tích cực chuẩn bị ra mắt thêm các mẫu xe mới theo tiêu chuẩn khí thải mức 5 trong giai đoạn đầu áp dụng Quyết định số 49/2011/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Vinfast, THACO, TC Motor là 3 thương hiệu ô tô lớn gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2020 vì dịch Covid-19. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm, cả 3 đều đã có những chiến lược cạnh tranh đột phá để thúc đẩy doanh số.
Mặc dù qua thời điểm khuyến mãi vàng, thế nhưng doanh số tháng 10 vừa rồi tăng cao kể từ khi sau dịch. Trong đó VinFast Fadil đứng top 3, hai mẫu xe mới trình làng bất ngờ góp mặt với doanh số hơn ngàn xe gây bất ngờ.
Theo khảo sát tại một số đại lý chuyên bán xe máy tại Hà Nội, nhiều mẫu xe như Honda Lead, Vision, Wave Alpha, Grande hay Janus đều đang trên đà giảm giá mạnh