Toyota Hilux độ Mako: phong cách đến từ “đại dương”
Với những người yêu thích Hilux, đây hẳn là một tin vui. Tuy nhiên, với việc chỉ sản xuất giới hạn 250 chiếc, việc sở hữu phiên bản này không phải điều dễ dàng. Gói Mako – được đặt theo tên của cá mập Mako vây ngắn, loài cá mập nhanh nhất đại dương – bổ sung một loạt các nâng cấp về ngoại hình lẫn chức năng.
Cản trước được làm mới hoàn toàn mang thiết kế “cơ bắp”, gân guốc hơn. Bên dưới là tấm chắn bún bảo vệ gầm, đi kèm 2 bộ móc kéo trước sơn đỏ nổi bật phục vụ những tình huống sa lầy. Bộ ốp vè bánh xe cũng được nâng cấp với đường nét vuông vức, thể thao hơn.
Phần đuôi xe không có quá nhiều sự thay đổi, cản sau được tinh chỉnh nhẹ, tương như đầu xe với trang bị bộ móc kéo. Đáng chú ý, gói độ Mako sử dụng hệ thống treo nâng xe cao hơn 40 mm ở đầu xe và 50 mm ở đuôi xe, giúp chiếc xe có ngoài hình ngầu hơn.
Bên cạnh đó, bộ giảm xóc có thể điều chỉnh cung cấp khả năng off-road tốt hơn trên nhiều dạng địa hình. Bên trong cabin, Toyota New Zealand nâng cấp nhẹ với huy hiện Mako in nổi trên ghế thể thao bằng da.
Bộ mâm nguyên bản “hiền lành” của Hilux được thay thế bằng loại mới 7 chấu sơn đen đem đến cái nhìn mạnh mẽ hơn, tạo nên tổng thể bụi bặm, hoang dã cho chiếc bán tải Nhật.
Toyota Hilux Mako: thay đổi diện mạo, động cơ giữ nguyên
Tuy nhiên, động cơ trên Hilux Mako vẫn giữ nguyên, với động cơ turbo-diesel 2.8L sản sinh công suất 201 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 500 Nm. Sức mạnh này có phần kém cạnh hơn Ford Ranger Raptor khi chiếc bán tải Mĩ sử dụng động cơ turbo-diesel 2.0L nhưng cho ra sức mạnh lên đến 213 mã và mô-men xoắn 500 Nm.
Hiện nay, xe bán tải được rất nhiều hãng độ quan tâm khi mức độ phổ biến của chúng ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu đi lại của gia đình cần mang nhiều đồ, hay có thể là những chuyến đi dã ngoại dần nhiều người biết đến kể cả Việt Nam.
Phân khúc này cũng vì thế càng trở nên sôi động ngoài những thương hiệu quen thuộc, sắp tới sẽ có thêm hàng loạt mẫu xe bán tải điện, đặc biệt có thêm sự xuất hiện mẫu bán tải đến từ Hyundai.