Hiện nay, Việt Nam đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 55% với các xe tải đến 7 tấn hay 45 -55% đối với xe khách trên 24 chỗ hay khoảng 37% với xe Innova của Toyota và 40% với một số mẫu xe của Thaco; Vinfast đặt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm của mình là 60%.
Tuy nhiên, 60%, một con số không hề đơn giản khi tỷ lệ nội địa hóa bình quân của ngành ô tô Việt mới chỉ khoảng 15% - 20%. Trong khi đó, tỷ lệ nội địa này phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp hỗ trợ nhưng vốn và luật chơi toàn cầu đang là rào cản đối với doanh nghiệp Việt khi muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực ô tô.
Thực ra, Vinfast không phải là doanh nghiệp đầu tiên muốn sản xuất ra một chiếc xe "Made in Vietnam" với tỷ lệ nội địa hóa cao mà trước đó, Vinaxuki đã làm được điều này. Tuy nhiên, đến nay, Vinaxuki lại đang phải ngừng hoạt động do thiếu vốn.
Vinfast ra đời trong bối cảnh có nhiều thuận lợi hơn về mặt cơ chế, tài chính mạnh hơn cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ. Liệu Việt Nam có cạnh tranh nổi với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia khi mà nền công nghiệp ô tô của họ đã có hàng chục năm nay?
Thực tế, Thái Lan có thể coi là một ví dụ điển hình về nỗ lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô đang đóng góp 4% GDP của nước này.
Tại khu vực Đông Nam Á, ngành công nghiệp ô tô Malaysia chỉ đứng sau người Thái. Cũng áp dụng mạnh tay chính sách bảo hộ giống Thái Lan nhưng chính phủ Malaysia lại chọn con đường xây dựng những thương hiệu ô tô mang tầm quốc gia thay vì ngành công nghiệp phụ trợ. Ngành công nghiệp ô tô Malaysia đang đóng góp 4% GDP của Malaysia.
Có thể thấy, con đường của những chiếc xe Việt sẽ còn rất dài và cũng nhiều thách thức. Mặc dù Vinfast có những lợi thế riêng và có thể khẳng định được tiềm lực là người dẫn đầu nhưng vẫn rất cần thêm những doanh nghiệp khác để tạo sự liên kết, cạnh tranh, đó mới là những bước đi chắc chắn để công nghiệp ô tô Việt Nam có một lối đi mới, chắc chắn hơn, bền vững hơn.
Theo VTV News
VinFast chính thức ra mắt 2 mẫu xe máy điện mới là Theon có giá 63.9 triệu đồng và Feliz giá 24.9 triệu đồng.
Sau nhiều lần rò rỉ thông qua các bản đăng kí bản quyền trên trang web của Cục Đăng kiểm thì bất ngờ VinFast chính thức công bố 3 dòng xe điện tự hành bao gồm VF31, VF32, VF33 cho 3 phân khúc khác nhau.
Mặc dù đã được trình làng, giá bán chưa công bố, nhưng mới đây trên 1 trang thương mại điện tử bất ngờ lộ ra giá bán của mẫu sản phẩm này.
Với trang bị động cơ điện, phanh abs và nhiều tính năng khác, Theon là một lựa chọn mới trong phân khúc scooter cao cấp cạnh tranh với các đối thủ như Honda SH hay Vespa Sprint
Sáng ngày 18/01/2021, VinFast đã giới thiệu hai mẫu xe máy điện Theon và Feliz trong một sự kiện trải nghiệm tại Hà Nội. Đặc biệt là chiếc VinFast Theon với những tính năng chưa từng có trên bất cứ dòng xe máy điện nào tại thị trường Việt Nam.
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Yamaha Exciter
20,000,000đ
Hồ Chí Minh
Honda SH
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Suzuki GSX
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Vespa LXV