Trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều hãng xe đã tung ra nhiều gói ưu đãi, khuyến mãi khủng với tên gọi kích cầu, tạo sức mua,… đủ cách truyền thông để kéo doanh số chủ yếu là giảm giá bán, hỗ trợ phí trước bạ để kéo người mua. Mặc khác các doanh nghiệp còn kiến nghị Chính phủ hỗ trợ chính sách cứu doanh nghiệp.
Khi Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giảm 50% phí trước bạ mặc dù còn đợi trình duyệt thông qua Quốc hội. Thì lượng khách hỏi mua xe có xu hướng tăng lên thông qua các hội nhóm mạng xã hội và ngược lại các tư vấn bán hàng âm thầm xóa bỏ các bài post giảm giá khủng trăm triệu. Thay vào đó là chiêu bài quen thuộc: “check inbox”, “kiểm tra tin nhắn đang chờ” để tư vấn thêm.
Dạo một vòng các hội nhóm mua bán xe cũng không còn thấy các bài bán hàng như “giảm giá trăm triệu”, “thanh lý xe kho giá gốc”,… mà thay vào đó chỉ là các bài post dạng “Chính phủ trợ giá, mua ngay giá tốt” tuyệt nhiên không còn từ khóa “trăm triệu” như trong thời gian giãn cách dịch bệnh.
Liên hệ lại một trong những tư vấn bán hàng đã từng hỏi về vấn đề giảm giá mùa dịch thì chỉ hưởng được mức khuyến mãi ít hơn nhiều so với trước do những lô xe giảm giá khủng đã bán hết. Đặt vấn đề sao lệ phí trước bạ giảm, mà khuyến mãi bị cắt thì chỉ nhận được câu trả lời điều chỉnh giá theo thời điểm.
Hỏi thêm nhiều nhân viên bán hàng khác cũng nhận được câu trả lời gần tương tự, thậm chí một số chỗ còn xin thêm mail để gửi bảng giá dự toán nếu giảm lệ phí được thông qua. Một số nơi còn trả lời rằng không áp dụng giá giảm gộp khuyến mãi với nhau chỉ chọn 1 trong 2.
Hay một nhân viên tư vấn khác còn trả lời: " Em nói thật lúc giá tốt tư vấn các anh đặt xe các anh không đặt, có Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bù lỗ thì chính sách phải thay đổi, anh đi mua hàng có bao giờ chạy song song 2 chương trình khuyến mãi không hay chỉ được chọn 1 trong 2. Thế nên hãy là người mua hàng thông thái anh à".
Thiết nghĩ việc giảm giá khuyến mãi là của doanh nghiệp lắp ráp sản xuất, giảm thuế phí là của Nhà nước. Hai việc giảm giá ấy không liên quan gì đến nhau, tại sao khi doanh nghiệp khó lại cầu cứu nhà nước, người mua, khi nhà nước giúp, người mua quan tâm thì quay lưng trở mặt.. Như vậy dù có giảm thuế trước bạ thì người dùng vẫn chẳng có cơ hội sở hữu xe giá tốt, xét cho cùng thỉ cũng chỉ doanh nghiệp được lợi.
Như vậy, việc giảm thuế phí trước bạ do Vama đề xuất đối với xe lắp ráp trong nước chẳng khác nào đi làm khuyến mãi, giảm giá giùm cho các hãng xe, showroom chứ đâu phải hỗ trợ người mua, người tiêu dùng không đúng với mục đích ban đầu là “kích cầu tiêu dùng”.
Ngoài loại thuế trước bạ thường được nghe khi mua ô tô điện thì bên cạnh đó còn đi kèm những loại thuế phí khác đa phần đã được bao gồm trong giá xe.
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Với yếu tố là xe nhập khẩu thế nên giá bán của các dòng Volkswagen thường được định mức cao hơn. Để hút khách trong mùa mua sắm cuối năm, hãng xe Đức đã có thêm các hỗ trợ nhằm thúc đẩy doanh số.
Chính phủ mới đây đã đồng ý hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 1/12/2021 đến 31/5/2022. Với chương trình ưu đãi kích cầu thị trường này của chính phủ, nhiều mẫu xe sẽ tiết kiệm đến hàng trăm triệu đồng khi ra biển số.
Xe lắp ráp trong nước không còn được ưu đãi phí trước bạ, trong khi xe EU được giảm thuế nhập khẩu vào Việt Nam theo lộ trình... là những điểm mới cho xe ôtô trong năm 2021 tới.