Tại hội thảo “Chính sách thuế và phí đối với ngành công nghiệp ô tô và người tiêu dùng” tổ chức ngày 27-9 ở Hà Nội, các chuyên gia kinh tế, nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối ô tô đã nhất trí cho rằng cần có những chính sách hợp lý hơn nữa mới mong kích thích được ngành công nghiệp ô tô phát triển. Thực trạng thuế, phí đè nặng ngành công nghiệp ô tô cũng là vấn đề được Báo Người Lao Động phản ánh mới đây.
Ô tô “cõng” 14 loại thuế, phí
Theo Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, thị trường ô tô Việt Nam có mức tăng trưởng khá đều trong giai đoạn 2006-2009. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, thị trường có sự giảm sút nhanh chóng, đặc biệt là năm 2012. Tính đến hết tháng 8-2012, sản lượng toàn thị trường ô tô của Việt Nam đạt 64.520 xe, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự đoán của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng năm nay chỉ đạt khoảng 100.000 xe.
Ông Laurent Charpentier, Chủ tịch VAMA, nhận định tình hình sụt giảm sản lượng bán hàng ô tô là do ảnh hưởng phần nào của khủng hoảng kinh tế nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm ở các yếu tố nội tại như chính sách quản lý, sức mua…
Với mặt hàng ô tô, Nhà nước luôn đánh thuế cao, đồng thời xếp vào danh mục các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, do chính sách muốn giảm thiểu ùn tắc giao thông nên mặt hàng này còn phải gánh thêm nhiều loại thuế, phí khác do Bộ GTVT đề xuất. Đến nay, ô tô đã phải “cõng” tới 5 loại thuế và 9 loại phí, như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, lệ phí trước bạ, biển số…
“Công nghiệp ô tô đang trong trạng thái muốn phát triển nhưng bị kìm hãm, trong khi xu thế phát triển tất yếu trên thế giới gắn bó với giao thông đường bộ và sử dụng phương tiện ô tô là chính. Không có lý nào lại không phát triển ngành công nghiệp này” - nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào nói.
Chính sách phải ổn định
“Chính sách thay đổi quá nhiều và quá nhanh khiến nhà đầu tư phải điều chỉnh phương án kinh doanh thường xuyên, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng chụp giật, thiếu những bước đi bài bản và lâu dài” - ông Andreas Klingler, Tổng Giám đốc Porsche Việt Nam, nêu quan điểm.
Ông Trần Tấn Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Liên Á Quốc tế, nhà phân phối chính thức Audi tại Việt Nam, cho rằng: “Chính sách thuế, phí tuy cao cũng có thể tìm cách thích nghi được nhưng phải ổn định để nhà sản xuất, phân phối có hướng đi lâu dài, chắc chắn”.
Nguyên nhân khiến nhiều chính sách thuế, phí ra đời một cách “lộn xộn” là do quan điểm của các bộ, ngành còn chưa thống nhất. Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Vinaxuki, cho rằng các chính sách về thuế, phí của Việt Nam chồng chéo bởi mỗi bộ, ngành đều có quyền đề ra chính sách riêng mà không có tiếng nói chung. “Nếu không cải cách triệt để về tư duy hoạch định chính sách thì ngành công nghiệp ô tô khó lòng phát triển được” - ông Huyên nhận định.
Chỉ nên đánh thuế cao dòng xe cao cấp
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đề xuất chỉ nên đánh thuế nặng đối với những dòng xe cao cấp, còn phân khúc xe bình dân phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thì không đáng bị đánh thuế cao như hiện nay. Theo ông Đỗ Hữu Hào, lẽ ra nên có chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với những sản phẩm đã nội địa hóa, tăng thuế với những linh kiện nhập khẩu mà Việt Nam đã sản xuất được. Như thế, thuế không chỉ là nguồn thu ngân sách mà còn góp phần kích thích nền công nghiệp ô tô phát triển.
Đó là nhận định của lãnh đạo Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) - nhà phân phối ôtô lớn nhất cả nước với 11,9% thị phần - đưa ra tại phiên họp thường niên ngày 28/4.
Nhu cầu tăng cao kèm với nguồn cung hạn chế khiến một số mẫu xe rơi vào tình trạng khan hàng và tăng giá bán thực tế.
Sau thời gian dài ảm đạm, thị trường ôtô Việt Nam ngược dòng tăng trưởng mạnh vào đầu quý IV với hàng loạt dòng xe có doanh số vượt xa các tháng trước.
Nhiều khách đề nghị đại lý tạm ngưng xuất hóa đơn, đợi đến khi chính sách giảm lệ phí trước bạ được áp dụng. Với việc chờ đời thêm vài ngày, số tiền mà khách hàng tiết kiệm từ chính sách giảm phí trước bạ dao động từ hơn 20 triệu đồng và lên đến hơn 100 triệu đồng cho những mẫu xe cao cấp.
Theo nghiên cứu, kể từ năm 2026, chi phí sản xuất xe điện và các xe thể thao đa dụng sẽ rẻ hơn so với các xe chạy bằng nhiên liệu truyền thống.