Mặc dù đã tạm dừng hoạt động từ vài ngày trước, do liên quan tới các kết quả an toàn có sự thay đổi và ảnh hưởng với mức quy mô toàn cầu. Những bê bối này thực chất đã nổi lên từ tháng 4, khi công ty bị khiếu nại gian lận trong hàng loạt các cuộc thử nghiệm an toàn va chạm bên hông đối với 88.000 xe.
Công ty đã báo cáo vấn đề với cơ quan quản lý và tạm dừng phân phối các mẫu xe bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một cuộc điều tra độc lập do bên thứ ba được tiến hành với nhiều sai phạm lớn hơn khi có tới 174 điểm trong 25 hạng mục thử nghiệm khác có vấn đề bất thường.
Cũng trong lần điều tra này, cơ quan chức năng còn phát hiện Daihatsu có những sai phạm từ năm 1989. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy bất an, bởi kiểm tra an toàn trước khi xe bán ra thị trường là điều cực kỳ quan trọng. Nếu không đạt tiêu chuẩn an toàn thì cũng sẽ không thể bán ra ngoài thị trường và người mua cũng sẽ tránh được việc sở hữu những mẫu xe kém chất lượng.
Có tới 64 mẫu xe và 3 loại động cơ xe liên quan tới bê bối gian lận, trong đó gồm 22 mẫu xe và 1 loại động cơ được bán với thương hiệu của Toyota, gồm mẫu Avanza phiên bản MT đã được bán tại Việt Nam hiện đang dừng phân phối.
Việc trải qua các thử nghiệm an toàn là nguồn tin quan trọng giúp người dùng hiểu rõ khả năng bảo vệ của chiếc xe khi xảy ra các va chạm. Các mẫu xe mới thường sẽ được chuyển đến tổ chức thử nghiệm an toàn để trải qua một loạt các bài kiểm tra va chạm và đánh giá an toàn.
Mỗi tổ chức kiểm tra an toàn đều có những bài đánh giá riêng biệt, có các quy trình khác nhau tùy thị trường. Nhờ đó tạo nên sự đa dạng cũng như có các chứng nhận an toàn khác nhau phụ thuộc vào nơi mà chiếc xe được bán ra.
Tuy có sự khác nhau giữa các tổ chức đánh giá an toàn nhưng hầu hết các bài kiểm tra đều được thiết kế để mô phỏng các tình huống thực tế. Các xe thử nghiệm phải thử qua các bài kiểm tra va chạm vật lý ở nhiều góc khác nhau để đánh giá tác động tới người ngồi trong xe là những bài thử gần như bắt buộc.