Theo tính toán, nếu cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới được áp dụng, xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ tăng giá bán thêm 10-12%. Trong đó, những mẫu đắt tiền của BMW, Mercedez Audi, Lexus,... sẽ có mức tăng mạnh nhất. Kể cả mẫu có giá bán thấp nhất của các thương hiệu này, ở mức khoảng 1,4 tỷ đồng, cũng tăng thêm 140 triệu đồng.
Đặc biệt, các mẫu xe càng đắt tiền thì giá bán càng tăng cao. Chẳng hạn, mẫu Lexus ES 350 giá 2,53 tỷ đồng sẽ có mức tăng hơn 250 triệu, còn LX 570 giá 5,17 tỷ đồng thì sẽ tăng thêm cỡ 500 triệu đồng,...
Không chỉ xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng giá, mà ngay cả xe lắp ráp trong nước cũng tăng. Tính toán từ các DN cho thấy, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá bán tại các đại lý sẽ tăng thêm 2-3%, tùy mẫu. Còn xe giá 1 tỷ đồng, có sẵn, giá sẽ tăng thêm khoảng 30 triệu.
Gần đây, khách đến xem xe, tìm hiểu thông tin, xin tư vấn nhiều hơn trước vì lo ngại thuế tăng (ảnh minh họa).
Lo ngại giá xe sẽ tăng đáng kể, mấy ngày qua, lượng khách hàng tìm đến các đại lý xem xe, mua xe tăng, nhất là với các thương hiệu xe nhập khẩu.
Thông tin từ một số đại lý của BMW, Lexus, Peugeot,... tại Hà Nội cho biết, mấy ngày nay khách kéo nhau đến xem xe, tìm hiểu thông tin, xin tư vấn nhiều hơn trước vì lo ngại thuế tăng.
Có khách hàng đặt mua mẫu Lexus NX 200, giá bán trên 2 tỷ đồng, phải đợi sang tận 2016 mới nhận xe, như vậy e rằng sẽ khó tránh khỏi tốn thêm trên 200 triệu nữa.
Với xe lắp ráp trong nước, do mức độ tăng không đáng kể nên khách hàng chưa lo lắng nhiều. Xe vẫn đang tiêu thụ tốt và thị trường có một số mẫu thiếu hàng. Chẳng hạn, mẫu Toyota Camry mới, khách hàng đặt mua phải đợi 2 tháng mới có xe giao. Toyota Việt Nam cho biết hiện tại các mẫu xe lắp ráp ra đến đâu hết đến đó, dự kiến tháng 5 bán được trên 4.000 xe, cao hơn so với tháng 4, nhưng không nhiều.
Thị trường cũng chưa có biểu hiện tăng giá xe, tại các đại lý xe bán đúng giá và nhiều mẫu vẫn được các đại lý khuyến mãi kể cả những mẫu thiếu hàng như Camry. Một số mẫu xe giá còn giảm so với giá công bố.
Với đề nghị thay đổi tính thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ Tài chính, cả DN nhập khẩu và lắp ráp ô tô trong nước đều không đồng tình. DN nhập khẩu xe cho rằng, tính thuế tiêu thụ theo giá CIF tại các cảng của Việt Nam như hiện tại là hợp lý, vì giá đó đã bao gồm lợi nhuận, chi phí marketing, phí vận chuyển,... của nhà sản xuất ở nước ngoài rồi. Còn các DN ô tô trong nước cho rằng, nên tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe lắp ráp trong nước căn cứ vào giá xuất xưởng (chưa bao gồm lãi, chi phí vận chuyển, makerting,... ) mới tạo điều kiện cho xe trong nước cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc tăng thu từ ô tô là khó tránh khỏi - đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế bởi thuế nhập khẩu ô tô ngày càng giảm mạnh, sẽ làm giảm nguồn thu. Vì vậy, để cân bằng, các loại thuế, phí khác với ô tô sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng.
Giá cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô quốc tế từ Trung Quốc và Đức đã giảm mạnh vào thứ Tư vừa qua do lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể tăng thuế nhập khẩu ô tô dưới thời Tổng thống tái đắc cử Donald Trump.
Ngoài việc tăng thuế các mặt hàng châu Âu nhập vào Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã phát đi yêu cầu các hãng xe điện nước này tạm ngừng các kế hoạch đầu tư vào các thị trường châu Âu.
Việc tính gấp đôi phí tái chế đối với các nhà sản xuất ôtô là một trong những kế hoạch thúc đẩy sản xuất nội địa của chính phủ Nga.
Hai đại diện của Thaco và VinFast cho rằng khi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô hết thời gian ưu đãi có thể khiến giá thành của ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tăng cao, đồng thời từ đó kiến nghị thêm các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.
Mercedes, BMW và Volkswagen đã lên tiếng về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc nhập khẩu vì lo ngại vấn đề dính đòn trả đũa từ Bắc Kinh.