Nhiều năm qua, Thái Lan vẫn được xem là thị trường lớn tại Đông Nam Á thường xuyên xếp thứ 2 thị phần chỉ sau Indonesia. Tuy nhiên bước sang năm 2024 đã có những sự thay đổi lớn, đặc biệt là bị Malaysia vượt mặt ngay trong quý đầu tiên.
Cụ thể, theo các báo cáo của Hiệp hội Ô tô Malaysia (MAA), doanh số bán xe hơi tại thị trường này đã đạt 202.245 chiếc trong quý đầu tiên của năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2023, thị trường ô tô Malaysia cũng đã tăng trưởng 11% lên mức kỷ lục 799.731 xe.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng đến từ việc miễn thuế bán hàng cho các loại xe sản xuất trong nước đã mang lại động lực cho 2 thương hiệu ô tô nội địa Perodua và Proton vốn chiếm khoảng 60% thị phần. Đây cũng là một phần trong gói kích thích kinh tế của chính phủ Malaysia.
Theo MAA, việc miễn thuế đã bắt đầu trong năm đại dịch 2020 và ngừng vào giữa năm 2022. Tuy nhiên, việc các hãng tiếp tục giao xe cho các đơn đặt hàng miễn thuế đã cải thiện số liệu bán hàng tại thị trường Malaysia trong năm 2023. Một đại diện MMA cho biết “nhiều mẫu xe mới ra mắt bao gồm cả xe điện với mức giá rất cạnh tranh đã giúp thúc đẩy doanh số bán hàng”.
Còn với Thái Lan, doanh số bán hàng ở nơi đây đã sụt giảm trong quý 1/2024 dù được mệnh danh là "Detroit của châu Á" do tập trung vào ngành công nghiệp ô tô, Thái Lan từ lâu đã giữ vị trí thứ hai cho đến khi doanh số bán hàng trong quý I/2024 giảm 25% so với một năm trước đó.
Việc sụt giảm doanh số bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái khi các khoản cho vay mua ô tô không hiệu quả và mức tiêu dùng nói chung trì trệ. Trong khi đó, thị phần xe điện ngày càng tăng nhờ sự gia nhập của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Ngay cả Indonesia, thị trường tiêu thụ lớn nhất Đông Nam Á cũng giảm sự tăng trưởng trong quý 1 khi doanh số bán hàng đã giảm 24% so với một năm trước do lãi suất tăng khiến người tiêu dùng hạn chế mua hàng.
Việt Nam cũng không năm ngoài ảnh hưởng khi giảm tới 16% trong quý đầu tiên. Nguyên nhân đến từ các tác động của suy thoái kinh tế. Trước đó sức bán tăng cao vào tháng 12/2023 khi chính sách giảm lệ phí trước bạ còn hiệu lực và giảm mạnh ngay sau khi kết thúc hỗ trợ.
Với thị trường Philippines cũng ghi nhận doanh số tăng 13% trong quý đầu tiên, dù không xếp đầu nhưng đây là số ít quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao nhất. Kết quả đạt được này là nhờ vào việc giảm lạm phát xuống còn 4% trong cuối năm 2023.
Hiện tại, các nhà sản xuất ô tô từ các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác vẫn tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á khi nhu cầu mua xe ngày càng tăng, các khoảng hỗ trợ được tạo điều kiện và tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều.
Tính tổng quý II/2023, lượng xe sản suất trong nước đạt 856.800 chiếc, tăng 11.2% so với quý I (770.700 chiếc) và tăng 7.6% so với cùng kỳ năm 2022.
Sau thời gian trầm lắng, thì nhờ vào các chính sách về giá đã giúp cho nhiều mẫu xe MPV có doanh số tăng trưởng khá tốt và có nhiều sự xáo trộn vị trí.
Ở thị phần xe bán tải chỉ có Ford Ranger tạo ấn tượng mạnh với doanh số bán ra hơn 1.500 xe, Mitsubishi Triton thì thay đổi nhẹ con số bán hàng, còn lại các đối khác đều có doanh số giảm. Hiện tại hầu hết các mẫu xe bán tải đều có những ữu dãi cho riêng mình
Sau khi chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ có hiệu lực, kết quả kinh doanh của thị trường ô tô trong tháng 6 đã có những chuyển biến mang tính tích cực, tuy nhiên vẫn chưa mạnh như những lần áp dụng trước.
Nhờ các ưu đãi kết hợp từ Chính phủ và đại lý, phân khúc xe cỡ nhỏ đô thị đã có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm trước. Kia Sonet và Hyundai i10 đã có sức bật về doanh số tốt hơn, mẫu xe điện VinFast VF 5 cũng tăng trưởng gần như gấp đôi.