Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành thông tư 06/2024 về Quy chuẩn kỹ thuật đường bộ cao tốc, có hiệu lực từ 1/10. Đây là lần đầu tiên Bộ xây dựng quy chuẩn bắt buộc tuân thủ, thay thế cho các tiêu chuẩn hiện hành.
Theo đó, cao tốc phải có tối thiểu 4 làn xe chạy (2 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục, trừ các vị trí qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150 m trở lên hoặc cầu có trụ cao từ 50 m trở lên, qua hầm.
Cao tốc có 3 cấp thiết kế, trong đó cấp 120 tốc độ là 120 km/h, cấp 100 là 100 km/h, cấp 80 là 80 km/h. Các khu vực địa hình khó khăn, liên quan yếu tố quốc phòng an ninh có thể áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h. Trên cao tốc có thể có đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng tốc độ của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp hai đoạn chênh nhau quá 20 km/h thì phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 2 km thiết kế tốc độ trung gian.
Quy chuẩn mới yêu cầu thiết kế làn xe trên lưu lượng xe, làn xe rộng tối thiểu 3,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,5 m đối với đường cấp 80. Làn dừng khẩn cấp rộng tối thiểu 3 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2.5 m đối với đường cấp 80.
Trên cao tốc phải bố trí dải phân cách giữa để phân chia hai chiều xe chạy. Chiều rộng của dải tối thiểu là 0.75 m với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0.5 m đối với đường cấp 80.
Theo Ban soạn thảo, tốc độ khai thác có thể khác so với tốc độ thiết kế của đường bởi được xác định trên thiết kế, hiện trạng kỹ thuật, điều kiện thời tiết, khí hậu, lưu lượng và chủng loại phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, tốc độ tối đa cho phép không vượt quá 120 km/h và không vênh quá 20 km/h với tốc độ thiết kế.
Các công trình gắn với cao tốc bao gồm trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, trạm dừng nghỉ, hệ thống thu phí không dừng đối với tuyến đường có thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe, hàng rào bảo vệ.
Hiện nay các tuyến cao tốc được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012, trong đó khuyến cáo số làn xe được xác định trên cơ sở tính toán năng lực thông hành. Trường hợp phương án phân kỳ đầu tư thì phải làm thiết kế tổng thể hoàn chỉnh cho tương lai để sử dụng các phần công trình đã được làm trước và đảm bảo thiết kế phân kỳ, tạo thuận lợi cho việc xây dựng ở giai đoạn sau.
Nhiều dự án cao tốc đã được phân kỳ đầu tư chỉ có 2 làn xe như Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên, Yên Bái - Lào Cai, Hòa Lạc - Hòa Bình, Thái Nguyên - Chợ Mới, Tuyên Quang - Hà Giang, Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Thủ tướng mới đây yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát, nâng cấp lên 4 làn xe.
Cả nước hiện có gần 1.900 km cao tốc. Theo kế hoạch, ngành giao thông sẽ hoàn thành 3.000 km cao tốc đến năm 2025 và cơ bản hoàn thành 5.000 km đến năm 2030. Tháng 9/2023, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nhanh chóng xây dựng quy chuẩn thiết kế đường bộ cao tốc làm cơ sở quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống cao tốc, các nút giao kết nối. Đây cũng là căn cứ để xác định suất đầu tư, huy động vốn xây dựng cao tốc bảo đảm công khai, hiệu quả.
Nhờ các ưu đãi kết hợp từ Chính phủ và đại lý, phân khúc xe cỡ nhỏ đô thị đã có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm trước. Kia Sonet và Hyundai i10 đã có sức bật về doanh số tốt hơn, mẫu xe điện VinFast VF 5 cũng tăng trưởng gần như gấp đôi.
Sáng hôm qua (ngày 18/6), cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Vành đai 3 TP HCM cùng được khởi công giúp liên kết vùng.
Ngày 18/6, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ khởi công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/7/2022. Dự kiến, sau khi hoàn thành tuyến cao tốc này. thời gian chạy xe từ TPHCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu được rút ngắn, chỉ còn khoảng 70 phút thay vì 150 phút như hiện nay.
Thời tiết đang vào mùa mưa bảo dễ gây mất tầm nhìn, nhất là khi đi trên các cung đường cao tốc vốn có tốc độ, vậy trong tình huống này có nên dùng đèn hazard hay không?
Dự kiến tháng 6/2026, dự án sẽ Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc hoàn thành và đấu nối với các tuyến cao tốc khác nhằm thúc đẩy phát triển vùng.