Đủ lý do bao biện
Hai ngày qua, lực lượng CSGT tại TPHCM đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý đối với tài xế, hành khách trên ô tô không thắt dây an toàn. Khi bị lập biên bản xử phạt, nhiều người tìm mọi lý do để biện minh dù biết tác dụng của dây an toàn đối với chính bản thân mình.
Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ trong 1 giờ ngày 18/3, trên tuyến đường Trường Chinh, quận 12, Đội CSGT An Sương thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), công an TPHCM, phát hiện hàng chục tài xế ô tô con, xe khách không thắt dây an toàn. Bị CSGT lập biên bản xử phạt, nhiều tài xế cho rằng biết tác dụng của dây an toàn và không cài dây sẽ bị phạt nhưng do quên, còn hành khách lấy lý do cài dây vướng. “Đi vội quá nên tôi cũng quên, khi mấy anh CSGT lên kiểm tra và đã nhắc nhở mình mới nhớ, tôi cũng sơ ý. Thực ra việc này rất quan trọng, vì bảo vệ tính mạng cho mình. Bị phạt nhưng tôi hài lòng và khuyến khích việc này”, tài xế Nguyễn Văn Hòa (ngụ tỉnh Đồng Nai) nói.
Còn tài xế Lâm Văn Nhanh (40 tuổi) lái xe ô tô 16 chỗ khi bị lập biên bản cho rằng, bình thường anh vẫn thắt dây an toàn nhưng có những lúc vội, gấp thì quên. “Chở khách đi xa tôi vẫn thắt dây an toàn. Còn chạy trong nội thành, đường đông, tốc độ chậm và quãng đường ngắn chủ quan nên không sử dụng”, ông Nhanh nói.
Bị lập biên bản vì nhiều hành khách trên xe không thắt dây an toàn, chủ xe khách chạy tuyến Bình Phước - TPHCM cho biết, tất cả ghế trên xe đều được trang bị dây an toàn nhưng rất ít khi hành khách ngồi sau cài dù tài xế, phụ xe có nhắc nhở. “Trước khi xe xuất phát chúng tôi đều nhắc khách phải cài dây an toàn. Tuy nhiên, khách nói vướng, không sử dụng thì mình cũng không thể làm gì được. Hơn nữa, khi nhắc thì khách cài nhưng trong lúc xe di chuyển, khách tháo dây ra mình cũng không kiểm soát được”.
Mức phạt nhẹ
Đại úy Cao Đức Thịnh, Phó Đội trưởng Đội Tham mưu, Phòng (PC08) cho biết, Nghị định 46/2016 quy định lỗi không thắt dây an toàn có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, CSGT TPHCM đã tăng cường xử phạt nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, mức phạt hiện nay đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô tại vị trí được trang bị dây an toàn nhưng không thắt dây an toàn chỉ dừng lại ở mức 100-200 nghìn đồng nên chưa đủ sức răn đe.
Bên cạnh đó, nhận thức của lái xe và người ngồi trên xe ô tô về tác dụng và độ nguy hiểm khi không thắt dây an toàn còn hạn chế. Vì vậy, nhiều tài xế khi thấy CSGT mới cài dây an toàn, có người né tránh, chống chế khi được CSGT mời xuống kiểm tra. Để xử lý những trường hợp né tránh, chống chế của tài xế, hành khách, lực lượng CSGT sẽ trang bị camera để ghi hình trong quá trình làm việc.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Tri Đức, Cty luật 360, đoàn luật sư TPHCM cho rằng, thắt dây an toàn cho tài xế và người ngồi trên xe ô tô là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ loại trừ giảm thiểu những tổn thương sức khỏe, tính mạng của tài xế, người ngồi trên xe khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn. “Đây là một trong những qui chuẩn bắt buộc mọi nhà sản xuất các loại ô tô tại mọi vị trí ghế ngồi trên xe đều có dây đai an toàn để người ngồi trên xe sử dụng. Tuy nhiên trong thời gian qua đôi lúc tài xế, người ngồi trên xe ô tô vẫn còn xem nhẹ vấn đề này"- luật sư Đức nói.
Tuy nhiên, qui định này vẫn còn một điểm bất cập như: “Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ” tại Điều 5 của Nghị định đã dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều xung quanh về việc hành khách - người ngồi trên xe vi phạm phải chịu phạt hay tài xế điều khiển xe có người trên xe vi phạm phải chịu phạt là vấn đề mà mọi người đang quan tâm đặt ra.
“Do đó, cần có văn bản hướng dẫn vấn đề này một cách cụ thể để Nghị định cũng như qui định trên được thực thi một cách hiệu quả”, luật sư Nguyễn Tri Đức nói.
Nghị định 46/2016 NĐ-CP ban hành “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” quy định chế tài xử lý vi phạm đối với tài xế và người ngồi trên xe ô tô không thực hiện việc thắt dây an toàn... phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi ... không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm k khoản 1 Điều 5 nghị định).
Theo Tiền phong
Ngày 14/6/2023, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhiều cơ sở với số tiền gần 20 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Một nhóm thanh niên tại Đà Nẵng bị xử phạt do vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, hú còi inh ỏi để dẫn đường cho xe cấp cứu.
Ở Việt Nam, độ xe tự phát vẫn đang là phổ biến, theo một số người thích trang trí xe thì việc thay thế các phụ kiện bên ngoài là sẽ không bị xử phạt nếu không ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của chiếc xe.
Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có những đề xuất nhằm tháo gỡ tình trạng bất cập của công tác đăng kiểm hiện nay, góp phần giúp người dân đi kiểm định xe dễ dàng và thuận tiện hơn.
Xe mô tô lắp biển số “đút gầm” không chỉ vi phạm Luật giao thông đường bộ mà còn gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm soát phương tiện giao thông.