7.734 là số xe con nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia về nước trong tháng 7 vừa qua, chiếm gần 95% tổng lượng nhập khẩu, theo Tổng cục Hải Quan. Trong đó, xe hơi xứ chùa vàng giảm 3,5% về lượng so với tháng 6/2019, đạt 4.904 xe. Trái lại, ôtô từ xứ vạn đảo tăng hơn 85%, đạt 2.712 xe xuất khẩu sang Việt Nam.
Ôtô con sản xuất tại Indonesia, Thái Lan tiếp tục chiếm lĩnh thị trường xe nhập phân khúc phổ thông ở Việt Nam. Từ 2015 đến nay, xe con hiện diện tại Việt Nam nhưng xuất xứ từ hai nước láng giềng không ngừng tăng về lượng.
Tính đến hết tháng 7/2019, các liên doanh ôtô tại Việt Nam nhập 86.969 ôtô nguyên chiếc các loại, gấp gần 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước, 18.888 xe. Trong đó, xe hơi 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 63.063 chiếc, gấp 5 lần. Ôtô vận tải là 20.805 chiếc, gấp gần 3 lần so với 7 tháng của năm 2018.
Xe hơi nhập khẩu đều đặn về Việt Nam tạo điều kiện cho nguồn cung ổn định. Đây là động lực chính bên cạnh sức mua của người dân, giúp doanh số bán hàng của xe nhập tăng trưởng vượt bậc. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) trong 7 tháng đầu 2019, xe nhập khẩu tiêu thụ 73.934 xe, tăng đến 207% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, xe lắp ráp giảm 14%, đạt 107.006 xe bán ra. Con số của 7 tháng đầu 2018 là 124.776 xe.
Mức tăng-giảm trái ngược khiến cán cân cạnh tranh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu trở nên cân bằng hơn. Khoảng cách của xe lắp trong hơn nửa đầu 2018 với xe nhập là 100.718 xe. Nghị định 116 với yêu cầu giấy chất lượng kiểu loại VTA mà phần lớn các hãng không thể đáp ứng, khiến xe nhập gần như tắc đường về ở khoảng nửa đầu 2018. Đây là nguyên nhân khiến xe lắp ráp chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trước xe nhập.
Đến nay, khi các thủ tục thông quan không còn vướng mắc, xe nhập về nước với số lượng ngày càng tăng. Khoảng cách chênh lệch lớn với xe lắp ráp trước đó được kéo xuống chỉ còn 33.072 xe trong nửa 7 tháng 2019, tương đương mức giảm hơn 3 lần.
Trong số 10 sản phẩm bán chạy nhất thị trường tháng 7/2019, xe lắp ráp có 7 và xe nhập khẩu có 3. Ford Ranger, Honda CR-V xuất xứ Thái Lan, Mitsubishi Xpander từ Indonesia là ba sản phẩm nhập khẩu góp mặt trong danh sách.
Theo Vnexpress
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Nửa đầu năm nay lượng ôtô từ Indonesia và Thái Lan chiếm áp đảo lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam, với hơn 80% toàn thị trường.
EuroCham vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ôtô sản xuất trong nước để xóa bỏ phân biệt đối xử.
Trong khi doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 12% từ đầu năm, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc bán ra thị trường lại tăng tới 118% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 9 vừa qua, đã có 11.109 ôtô làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 18% so với tháng trước đó, lập kỉ lục mới về số lượng xe nhập khẩu trong một tháng của năm 2019 này.