Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 11.109 xe làm thủ tục nhập khẩu trong tháng 9/2019 đạt trị giá lên tới 251,7 triệu USD, tăng 18% về lượng và 20,5% về giá trị so với trước đó một tháng. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, thị trường Việt Nam đã chi tổng cộng 2,392 tỉ USD để đưa về 107.034 xe, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 (163% về số lượng và 156% về giá trị).
Đáng quan tâm, đây không hoàn toàn số lượng xe của các thương hiệu chuyên nhập khẩu, mà trong đó có cả các thương hiệu vốn có nhà máy lắp ráp trong nước. Thực tế là hiện nay, hầu hết các thương hiệu lớn tại Việt Nam chỉ giữ lại những mẫu xe “ra tiền” để lắp ráp, còn lại nhập khẩu từ các nhà máy thuộc cùng tập đoàn trong khu vực ASEAN để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu vào Việt Nam.
Cụ thể, Toyota Việt Nam hiện chỉ còn lắp Vios, Innova, một phần Fortuner trong khi Altis đang để ngỏ khả năng tiếp tục lắp ráp. Honda chỉ lắp ráp duy nhất City, trong khi nhập khẩu 7 mẫu xe khác,. Mitsubishi lắp ráp duy nhất Outlander trong khi nhập khẩu tới 5 mẫu xe…
Câu hỏi của người tiêu dùng đặt ra là: Tại sao cùng được áp dụng các chính sách hỗ trợ lắp ráp sản xuất trong nước và miễn thuế nhập khẩu xe từ ASEAN, nhưng xe ở Việt Nam vẫn có giá cao hơn các nước khác trong khu vực?
Việc xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với xe nhập khẩu từ ASEAN đồng nghĩa với việc Việt Nam chấp nhận mở cửa cho các dòng xe lắp ráp tại Thái Lan và Indonesia tràn vào thị trường nội địa, cạnh tranh cùng với các dòng xe được lắp ráp trong nước. Nếu như trong năm 2018, những khó khăn về thủ tục thông quan còn gây khó khăn cho các thương hiệu nhập khẩu xe, thì sang năm 2019 này, số lượng xe từ các thị trường sản xuất này tăng trưởng ngày càng mạnh, trở thành thách thức thực sự đối với doanh nghiệp lắp ráp trong nước.
Lấy ví dụ, chỉ trong 9 tháng đầu năm số lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan đã đạt hơn 62.300 xe trong khi cả năm 2018 tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam (bao gồm cả các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật…) chỉ đạt gần 73.000 (số liệu thống kê VAMA 2018). Và nếu tính cả số lượng xe nhập khẩu từ Indonesia, với các dòng xe từ các thương hiệu Toyota, Mitsubishi, Honda…, thì số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam tính đến hết tháng 9/2019 đạt hơn 94.000 xe, chiếm tới 85% lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam.
Số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 9/2019 từ một số thị trường chính:
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Nửa đầu năm nay lượng ôtô từ Indonesia và Thái Lan chiếm áp đảo lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam, với hơn 80% toàn thị trường.
EuroCham vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ôtô sản xuất trong nước để xóa bỏ phân biệt đối xử.
Trong khi doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 12% từ đầu năm, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc bán ra thị trường lại tăng tới 118% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 8/2019, đã có thêm hơn 9.400 ôtô nhập khẩu nguyên chiếc làm thủ tục thông quan vào Việt Nam, nâng tổng số xe nhập khẩu kể từ đầu năm lên con số gần 96.000 xe. Tuy nhiên, thực tế là giá bán xe ở Việt Nam vẫn cao so với các nước khác trong khu vực.