Về cuối quý 2/2018, thị trường ôtô đang dần lấy nhịp trở lại, các hãng liên doanh bắt đầu giảm giá để kích cầu, đặc biệt xe lắp ráp. Trong khi đó, các đại lý có xe nhập khẩu bán nốt lượng ít ỏi còn sót lại và nhận đặt hàng cho lô mới. Các hãng cho biết khoảng tháng 7, chậm nhất tháng 9, xe nhập sẽ ồ ạt trở lại.
Ôtô lắp ráp đồng loạt giảm giá
Tháng 6, sự chú ý của người tiêu dùng đang đổ dồn về các lô xe nhập khẩu mà nhiều hãng đã hoàn tất các thủ tục đặt hàng, chờ ngày thông quan. Xe nhập khẩu không có hàng nên không có khuyến mại. Thay vào đó, nhiều mẫu xe lắp ráp được ưu đãi để thúc đẩy doanh số.
Khách hàng xem xe tại một đại lý Honda ở Quận 2, TP HCM.
Chevrolet (GM Việt Nam) đồng loạt giảm giá trên nhiều sản phẩm như Spark, Aveo, Cruze, Captiva 30-60 triệu đồng. Thậm chí hai mẫu xe nhập khẩu là bán tải Colorado và tân binh SUV phân khúc 7 chỗ Trailblazer cũng giảm 50-80 triệu đồng, tận dụng đối thủ khan hàng nhằm tăng doanh số.
Liên doanh Ford không có mức ưu đãi lớn như đối thủ đồng hương nhưng cũng giảm giá hai mẫu xe lắp ráp là Focus và Fiesta lần lượt 27 và 35 triệu đồng. Không những hãng giảm giá, xe về đại lý còn được nhân viên kinh doanh giảm thêm để chốt hợp đồng khi thị trường gần như chững lại. Riêng EcoSport tại TP HCM có mức ưu đãi 10-20 triệu đồng tùy từng phiên bản.
Với Toyota, hãng không giảm trực tiếp giá các mẫu xe lắp ráp mà thay bằng hình thức tặng bảo hiểm, phụ kiện. Tuy nhiên khi xe về đại lý, giá đàm phán của Innova giảm khoảng 40 triệu, Camry, Altis, Vios giảm 20 triệu hoặc hơn.
Vios phiên bản 2019 dự kiến ra mắt trong thời gian tới. "Hãng rồi đến các đại lý khác đều giảm giá, đại lý mình không thể không giảm theo", Minh Toàn, nhân viên một đại lý Toyota tại TP HCM lý giải cho đợt giảm giá trên diện rộng trong tháng 6.
Định hướng nhập khẩu khiến Honda chỉ còn duy nhất một sản phẩm lắp ráp là City. Khi CR-V không có nhiều hàng để bán, City trở thành cái tên được ưu tiên để thúc đẩy bán hàng. Nhiều đại lý Honda duy trì sức mua đối với mẫu sedan cỡ B bằng mức giảm 10-15 triệu đồng.
Áp lực từ xe nhập khẩu
Thông tin từ nhiều hãng như Toyota, Mitsubishi, Chevrolet, Honda, Ford cho biết họ đã có đầy đủ giấy tờ cần thiết để nối lại việc nhập xe, giải quyết tình trạng khan hàng như hiện nay. Xe nhập khẩu sắp tạo sóng đổ bộ sau thời gian dài khan hàng, sức ép đối với xe lắp ráp là không nhỏ.
Ôtô nhập khẩu tại một cảng ở TP HCM.
Nhiều đại lý cho biết, một số chương trình giảm giá tự đại lý thực hiện chứ không xuất phát từ hãng, nhưng không thể có cách khác. "Nếu thị trường chỉ có xe lắp ráp, khi đó mới có thể làm chủ về giá, nhưng xe nhập khẩu sắp về trở lại nên phải tìm cách đối phó", một chuyên gia bán hàng phân tích. Theo tính toán của các hãng, giá xe có thể giảm khoảng 23% nếu thuế giảm từ 30% về 0% trong 2018. Nhưng viễn cảnh giá xe giảm sâu vẫn là điều còn bỏ ngỏ. Cơn khát xe nhập sắp được giải tỏa, khách hàng có thể nối dài tâm lý chờ đợi biến động giá. "Giảm giá để đẩy doanh số là việc đương nhiên khi nhiều đại lý chỉ còn xe lắp ráp là chủ động được thời điểm giao xe. Khách hàng đang chờ đợi xe nhập khẩu", tư vấn bán hàng một đại lý Honda nêu quan điểm.
Bên cạnh yếu tố về nguồn cung, xe lắp ráp đứng trước áp lực khác về thị hiếu người dùng. Xe nhập khẩu thường được ưa chuộng hơn xe lắp ráp nếu cùng một tầm giá, những cái tên Toyota Fortuner, Ford Ranger hay Honda CR-V đang có nhiều ưu thế. Nhiều tân binh nhập Thái Lan, Indonesia cũng chờ ngày về như Toyota Wigo, Avanza, Mitsubishi Xpander, Suzuki Celerio.
Từ đầu 2018, Nghị định 116 là vấn đề nổi cộm nhất của thị trường ôtô, nguyên nhân chính khiến các hãng khó nhập xe về nước. Nghị định yêu cầu hãng phải có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) cho xe nhập khẩu, loại giấy mà nhiều nhà sản xuất cho biết chưa từng cung cấp. Khi nút thắt được gỡ bỏ, trận chiến giữa xe lắp ráp và nhập khẩu hứa hẹn tạo biến động lớn trên thị trường.
Theo Vnexpress
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Xe lắp ráp trong nước không còn được ưu đãi phí trước bạ, trong khi xe EU được giảm thuế nhập khẩu vào Việt Nam theo lộ trình... là những điểm mới cho xe ôtô trong năm 2021 tới.
Mức giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước sắp trở thành hiện thực, giúp nhiều mẫu xe ăn khách được giảm giá lăn bánh hàng chục triệu đồng.
Nếu công nghiệp hỗ trợ không phát triển, chỉ quen với nhập linh kiện về lắp ráp như hiện nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó tồn tại sau năm 2025 và thị trường sẽ bị thôn tính.
Không có chiến lược cụ thể, mọi chính sách ưu đãi có thể chỉ chạy theo định hướng túi tiền của doanh nghiệp.