Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, từ năm 2018, thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện ô tô sẽ được đưa về mức 0%. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nào cũng được hưởng mức thuế ưu đãi này.
Lợi thế xe nội
Chương trình ưu đãi này chỉ dành cho dòng xe chở người dưới 9 chỗ ngồi, có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở xuống, xe tải, xe buýt, xe khách, đạt tiêu chuẩn khí thải mức EURO 4 trở lên.Một trong những yêu cầu là DN phải đảm bảo điều kiện về sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ. Phải đạt sản lượng chung cho tất cả sản phẩm và sản lượng riêng từng mẫu xe theo cam kết.
Với xe con chở người dưới 9 chỗ ngồi, có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở xuống, phải đạt sản lượng chung 8.000 xe vào 2018 và 13.500 xe vào 2022, sản lượng riêng tối thiểu cho 1 mẫu đạt 3.000 xe vào 2018 và 5.000 xe vào năm 2022 và đạt mức tiêu hao nhiên liệu 7,5lit/100km.
Thực tế, hiện chỉ có 3 DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đạt các điều kiện này, được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện là: Công ty Trường Hải, Công ty Hyundai Thành Công và Công ty Toyota Việt Nam.
Với mức thuế ưu đãi này, các DN nhập khẩu linh kiện ô tô trong nước chưa sản xuất được, với thuế suất là 0%. Tính chung, cả bộ linh kiện sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu 0%, so với mức từ 5-15% đang chịu hiện nay, giúp giảm chi phí đáng kể.
Sắp tới những mẫu xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, sẽ có giá bán rất cạnh tranh.
Vừa qua, các DN này cũng đã công bố giá bán xe năm 2018. Với thuế nhập khẩu bộ linh kiện 0% và thuế tiêu thụ đặc biệt giảm 5 điểm phần trăm, vào năm 2018 dành cho xe từ 2.0L trở xuống, giá xe sản xuất lắp ráp trong nước giảm từ 3 - 10% tùy từng mẫu.
Trong khi đó, các DN không đáp ứng yêu cầu về sản lượng vẫn phải chịu thuế nhập khẩu linh kiện theo biểu thuế hiện hành. Linh kiện nhập từ các nước ngoài khu vực ASEAN phải chịu thuế suất cao.
Còn nhập khẩu từ khu vực ASEAN, tuy thuế linh kiện sẽ về mức 0% vào năm 2018, nhưng lại đòi hỏi tỷ lệ nội địa hóa nội khối phải đạt từ 40% trở lên, tức là phải có CO Form D mới được hưởng. Các nguồn tin cho biết, nhiều linh kiện sản xuất tại khu vực ASEAN cung cấp cho các hãng xe Nhật Bản, Mỹ hiện không đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối 40%. Vì vậy, khi nhập linh kiện này về Việt Nam để lắp ráp xe, đương nhiên vẫn chịu thuế nhập khẩu, không được hưởng ưu đãi 0%.
Hơn nữa, tại khu vực ASEAN cũng chỉ cung cấp được khoảng 70-80% bộ linh kiện ô tô, còn lại vẫn phải nhập khẩu từ ngoài khu vực (hầu hết là những linh kiện có công nghệ cao, giá trị lớn). Nếu không được hưởng ưu đãi, vẫn phải chịu thuế suất hiện hành khá cao từ 15%- 30%.
Vì vậy, chi phí nhập khẩu bộ linh kiện nói chung với đa số DN ô tô FDI tại Việt Nam, từ 2018 cơ bản sẽ không thể giảm và sản phẩm sẽ không có lợi thế cạnh tranh với những DN được hưởng ưu đãi.
Từ năm 2018, thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện ô sẽ được đưa về mức 0%.
Chưa kể, nếu thời gian tới, một loạt chính sách dành cho sản xuất ô tô trong nước cũng được xem xét ban hành, như không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện mua trong nước, điều chỉnh thuế thu nhập DN với các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô có quy mô lớn, áp dụng các chính sách khuyến khích về tín dụng đầu tư đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô... Các DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước có sản lượng xe lớn, sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nữa, càng tạo ra khoảng cách.
Hướng tới xuất khẩu ô tô
Mới đây, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng cho biết: giảm thuế đối với linh kiện xe hơi, nhằm nâng cao năng lực các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, nó giúp sản phẩm sản xuất bởi DN tại thị trường Việt Nam, có thế mạnh cạnh tranh trên sân nhà... Nếu không giảm thuế linh kiện, các địa phương sản xuất ô tô như Quảng Nam, sẽ giảm thu xấp xỉ 2.000 tỷ đồng/năm.
Từ 2018, sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được hưởng lợi hơn hiện nay.
Với các chính sách hợp lý của Nhà nước, các DN vẫn có thể duy trì và phát triển sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Để được hưởng thuế nhập khẩu linh kiện 0%, một trong những tiêu chí DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước phải đáp ứng là giá trị hàm lượng sản xuất trong nước tăng dần và đạt 40% vào năm 2022. Khi đạt được tỉ lệ nội địa hóa là 40%, ôtô Việt Nam có thể xuất khẩu sang các nước ASEAN, với thuế nhập khẩu 0%.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải cho rằng, việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện về 0%, sẽ khuyến khích và duy trì sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Với thị trường phát triển nhanh, đây là cơ hội để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh nội địa hóa ô tô, để đạt tỷ lệ 40% trong thời gian sớm nhất, ông Dương khẳng định.
Theo ông Dương, sắp tới những mẫu xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, sẽ có giá bán rất cạnh tranh và người tiêu dùng được hưởng lợi.
Theo Vietnamnet
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.
Mặc dù tăng 15% so với tháng 5/2023 nhưng thị trường ô tô tại Việt Nam trong tháng 6 vẫn giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023
Hiện nay, người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các sản phẩm có nguồn năng lượng xanh. Thị trường ô tô cũng không ngoại lệ, những mẫu xe ô tô sử dụng động cơ điện đang dần thay thế cho động cơ xăng.
Hiện nay, người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các sản phẩm có nguồn năng lượng xanh. Thị trường ô tô cũng không ngoại lệ, những mẫu xe ô tô sử dụng động cơ điện đang dần thay thế cho động cơ xăng.