Tin xe, - 07/03/2019 03:04 PM
Xe ô tô cũ hiện là lựa chọn của nhiều khách hàng. Giới buôn xe cũng tận dụng thị hiếu này mà có nhiều chiêu thức tinh vi để nâng giá trị chiếc xe ô tô cũ, nhằm bán xe với giá cao nhất.

Dưới đây là những mánh lới bán hàng tinh vi của dân buôn xe ô tô cũ:

Lừa tiền đặt cọc

Người bán sẽ rao bán xe ở địa phương nào đó xa thành phố lớn với mức giá khá rẻ so với mặt bằng thị trường. Khi thấy mức giá hời, người mua nghĩ phải đặt cọc ngay, nếu không người khác sẽ mua trước. Cuối cùng, cả xe và người bán đều biến mất, không liên lạc được.

nhung-manh-loi-lua-khach-mua-o-to-cu-biet-ma-tranh

Không nên giao dịch mua xe qua mạng.

Để tạo lòng tin, kẻ lừa đảo sẽ đăng địa điểm bán xe là một salon nào đó tạo lòng tin, nhưng ảnh xe lại lấy từ nhiều nguồn trên mạng hoặc chụp trộm ở đâu đó.

Vì vậy, người mua nên đến tận nơi để xem xe trực tiếp hoặc yêu cầu người bán chụp đầy đủ đăng ký xe, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú để có cơ sở giao dịch. Nếu salon đăng bán phải có địa chỉ cụ thể và đăng kí kinh doanh. 

Salon "găm" tiền cả bên bán, bên mua

Salon là trung gian giữa người bán và người mua. Người bán vì muốn tìm khách nhanh và dễ tính toán giá nên ký gửi ở salon ôtô. Sau khi tìm được khách mua, salon sẽ nhận toàn bộ tiền của bên mua, nhưng chỉ trả cho bên bán một phần. 

Do đó, người bán cần làm hợp đồng rõ ràng khi ký gửi về thời gian giao nhận tiền và yêu cầu phải gặp người mua khi có giao dịch. Với người mua, nên gặp chính chủ để giao dịch.

Biến xe cũ nát, tai nạn thành xe 'long lanh'

Khi tìm mua xe đã qua sử dụng, nếu không đến các gara, salon ô tô uy tín, người tiêu dùng dễ mua phải xe đã qua sửa chữa lớn, xe tai nạn, xe cũ nát, xe ngập nước...

Bởi những chiếc xe ô tô đã cũ, hoặc bị tai nạn, taxi nát, các garage thu mua lại với giá chỉ 200 - 300 triệu đồng, sau khi “tút” lại có thể bán ra với giá gấp đôi. Do lợi nhuận cao nên không ít dân buôn xe cũ đã “phù phép” những chiếc xe tai nạn, xe cũ nát thành “long lanh” để lừa khách hàng.

nhung-manh-loi-lua-khach-mua-o-to-cu-biet-ma-tranh

Nếu không đến các gara, salon ô tô uy tín, người tiêu dùng dễ mua phải xe đã qua sửa chữa lớn, xe tai nạn, xe cũ nát, xe ngập nước...

Một chiêu lừa nữa thường xảy ra với xe sang, đó là kẻ lừa đảo mang chiếc xe của khách đi làm thủ tục vay tiền ngân hàng.

Ví dụ, chiếc Lexus RX 350 có giá khoảng 2 tỷ đồng, sẽ được đem thế chấp vay khoảng 1 tỷ đồng từ ngân hàng. Làm thủ tục vay xong, ngân hàng thường giữ lại giấy tờ, còn xe vẫn để cho khách sử dụng.

Lợi dụng sơ hở này, kẻ lừa đảo sẽ tìm mua 1 chiếc xe không nguồn gốc, thường là xe nhập lậu, cùng thương hiệu, chủng loại (thực ra đã tìm mua trước khi vay tiền) giá thường rất rẻ. Sau đó, sẽ thuê các cơ sở cơ khí bắn lại số khung số máy cho trùng với chiếc xe đang cầm cố rồi rao bán. Khách mua, có khi chỉ cần mang 1 tỷ đồng đến trả cho ngân hàng và lấy giấy tờ xe về, cứ tưởng đó là xe thật và mua được với giá hời.

Giấy tờ giả

Đây là hình thức lừa đảo mà dân buôn thường sử dụng cho các xe cầm cố ngân hàng hoặc đang có tranh chấp, xe nhập lậu. Giấy tờ giả được làm giống đến 90-95% so với giấy tờ thật. Trường hợp này khi mua phải xe trở thành tang vật của vụ án và khả năng đòi tiền là rất thấp vì đối tượng lừa đảo đã trốn mất.

Để tránh rủi ro, người mua nên sang tên. Khi sang tên, công an sẽ kiểm tra đăng ký cũ và có thể phát hiện giấy tờ thật, giả.

Tua công-tơ-mét

Đồng hồ công-tơ-mét luôn là chỉ số được người mua xe cũ quan tâm nhất. Các yếu tố khác như chất lượng thân vỏ, nội thất chỉ là sự định tính tương đối.

nhung-manh-loi-lua-khach-mua-o-to-cu-biet-ma-tranh

Tua công-tơ-mét là một trong những chiêu lừa khách mua ôtô cũ.

Hơn nữa, khi số km sai lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn bảo hành của xe. Từ đó có thể gây hỏng hóc và trong quá trình sử dụng. Nhiều nhà kỹ thuật lý giải, việc tua odo lên/xuống đều không hề ảnh hưởng tới bất kì yếu tố kỹ thuật nào khác trên xe hơi. Bộ phận đo quãng đường đã đi thường được các hãng xe thiết kế dưới dạng một bộ đếm độc lập, dù là cơ hay điện tử cũng đều tách biệt với các cơ chế còn lại. Song việc thay đổi số km đã đi lại gián tiếp làm ảnh hưởng tới chất lượng chung của xe, đặc biệt là với những dòng xe sang có nhiều chi tiết cần chăm sóc, bảo dưỡng.

Chiêu tài chính “thất bại”

Chiêu bài này sẽ có kịch bản như sau: một người tìm đến mua xe, sau khi xem xét, lựa chọn được chiếc xe vừa ý và đồng ý mua xe với tiềm lực tài chính sẵn có của mình. Mọi thứ diễn ra vô cùng hoàn hảo cho đến vài tuần sau, anh ta nhận được một cuộc gọi từ bên giao bán. Họ thông báo rằng thỏa thuận tài chính của anh ta đã thất bại vì anh ta vướng nợ xấu và buộc phải trả thêm tiền vì điều đó.

Chiêu trò này thường nhắm đến những đối tượng không nắm vững lịch sử giao dịch của mình và điều khoản này thường được in nhỏ trong hợp đồng khiến người ký ít khi để ý đến.

Theo Vietnamnet

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.