Trong trường hợp các con số ước tính này sát với thực tế thì so với tháng liền trước, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) tháng 9 giảm rất mạnh xét cả về lượng lẫn giá trị.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU tháng 8/2017 đạt 8.000 chiếc về lượng và 188 triệu USD về giá trị.
Sự sụt giảm của ôtô nhập khẩu thời điểm này vốn không nằm ngoài dự đoán. Tuy nhiên, tỷ lệ sụt giảm mạnh cả về lượng lẫn giá trị lại là một bất ngờ.
Hiện tại, thị trường ôtô Việt Nam đang trong giai đoạn cầm chừng do tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng. Đặc biệt là với thị trường xe CBU, mốc thời gian ngày 1/1/2018 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước ASEAN giảm về 0% đang trở thành một cột mốc quan trọng được nhắm đến.
Trên thực tế, ngay lúc này một số hãng xe trong nước cũng đang tạm dừng một số mẫu xe để chờ đến năm 2018 mới chính thức bán ra thị trường. Trong số đó có những mẫu xe được chuyển từ dạng lắp ráp trong nước (CKD) sang CBU, vài mẫu xe chuẩn bị chuyển sang thế hệ mới.
Chính vì vậy, sự sụt giảm mạnh và toàn diện của kim ngạch ôtô nhập khẩu tháng 9/2017 là rất dễ hiểu.
Bên cạnh đó, cũng còn một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng sụt giảm mạnh của kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc. Tại thị trường ôtô Việt Nam, Hyundai là thương hiệu chiếm thị phần lớn, trong đó có những mẫu xe luôn đạt sản lượng bán hàng cao. Hãng xe này lại đang nhanh chóng chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc về sản xuất trong nước.
Đơn cử mẫu xe cỡ nhỏ Grand i10 vốn được nhập khẩu từ Ấn Độ mới đây đã chính thức được lắp ráp tại nhà máy của Hyundai Thành Công (Ninh Bình). Grand i10 thường đạt mức sản lượng bán hàng dao động trong khoảng 2.000 - 3.000 chiếc mỗi tháng và sự chuyển dịch của Grand i10 đương nhiên tạo tác động không nhỏ lên kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU.
Trở lại với các con số. Cũng theo Tổng cục Thống kê, cộng dồn 9 tháng năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 70.000 chiếc và 1,524 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 14,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo trong 3 tháng cuối năm, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU sẽ tiếp tục giảm hoặc ít nhất là cầm chừng để tiếp tục chờ đợi đến năm 2018, khả năng tăng trở lại là rất khó xảy ra.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 4 tháng gần đây
|
Lượng (chiếc) |
Giá trị (USD) |
Tháng 6/2017 |
8.000 |
171.000.000 |
Tháng 7/2017 |
7.000 |
167.000.000 |
Tháng 8/2017 |
8.000 |
188.000.000 |
Tháng 9/2017 (ước tính) |
5.000 |
132.000.000 |
Năm 2017 (ước tính) |
70.000 |
1.524.000.000 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo VnEconomy
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Nửa đầu năm nay lượng ôtô từ Indonesia và Thái Lan chiếm áp đảo lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam, với hơn 80% toàn thị trường.
EuroCham vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ôtô sản xuất trong nước để xóa bỏ phân biệt đối xử.
Trong khi doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 12% từ đầu năm, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc bán ra thị trường lại tăng tới 118% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 9 vừa qua, đã có 11.109 ôtô làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 18% so với tháng trước đó, lập kỉ lục mới về số lượng xe nhập khẩu trong một tháng của năm 2019 này.