“Chưa lúc nào mua xe khó như bây giờ! Mua xe phải quyết nhanh và thêm cả trăm triệu tiền chênh lệch (tính vào phụ kiện)”. Đây là lời than thở của không ít khách hàng trên nhiều diễn đàn ôtô khi muốn mua xe trong thời điểm Tết cận kề.
Giáp Tết, thị trường ôtô Việt Nam đang ở vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Khi tâm lý và thói quen sắm ôtô chơi Tết của người tiêu dùng giúp sức mua tăng lên đáng kể. Thế nhưng, việc cung không đủ cầu đã khiến nhiều mẫu xe trên thị trường rơi vào tình trạng "sốt" hàng và người tiêu dùng ở thế bị động dù tình trạng khan hiếm xe trước Tết dường như đã không còn lạ ở thị trường Việt Nam.
Theo khảo sát, trước Tết vài tuần, các mẫu ôtô tầm trung trong phân khúc phổ thông như Honda CR-V, Hyundai Accent, Hyundai SantaFe 2019, Toyota Fortuner, Ford Everest... đều rơi vào tình trạng khan hàng. Để nhận xe khách phải đặt cọc trước từ 2-3 tháng, thậm chí có những mẫu xe phải đặt trước nửa năm. Nếu muốn có suất nhận xe sớm, khách phải chi hàng chục triệu đến cả trăm triệu đồng tiền chênh lệch cho đại lý. Số tiền này được hợp thức hóa bằng việc mua phụ kiện.
Tình trạng này xảy ra chủ yếu với các mẫu xe được nhập khẩu do thường không tự chủ được về nguồn cung. Trong đó, Honda CR-V và Toyota Fortuner nhập khẩu có thể được coi là một mẫu xe điển hình cho việc đội giá kể từ khi trở lại thị trường Việt Nam. Khách muốn có xe đi ngay phải mua thêm phụ kiện.
Nhiều mẫu xe của Hundai trong năm nay cũng rơi vào tình trạng tương tự do nhu cầu mua lớn. Hầu hết mẫu xe của Hyundai như Kona, Accent, Tucson, Santa Fe đều được lắp ráp trong nước nhưng vẫn khan hàng và một số mẫu xe chênh giá nhẹ ở đại lý. Trong đó, đáng kể nhất là Hyundai Santa Fe 2019 vừa ra mắt ngay trước Tết với nhu cầu mua cao nhưng năng lực lắp ráp tại nhà máy chỉ có thể đáp ứng được 1/3 nhu cầu mua xe ngay của khách. Đây cũng là mẫu xe đang có mức giá chênh lệch nhiều nhất tại đại lý khi khách hàng phải chi tới hơn 100 triệu đồng để có thể lấy được xe trước Tết.
Không phải mẫu xe nào cũng khan hiếm
Dù tình trạng khan hàng, đội giá diễn ra trong dịp Tết nhưng chỉ xảy ra đối với một số mẫu xe và không phải phiên bản nào cũng sốt giá. Khảo sát cho thấy thị trường ôtô khá ổn định và mức giá không còn biến động nhiều như năm trước.
Tại một đại lý Kia ở Hà Nội, phụ trách bán hàng đại lý này cho biết dù đang ở thời điểm sát Tết, lượng khách có nhu cầu mua xe khá đông nhưng giá bán các mẫu xe vẫn được bán với đúng giá niêm yết. Do chuẩn bị nguồn cung cấp sẵn cho dịp Tết nên hầu như các mẫu xe có thể giao ngay ngoại trừ phiên bản Kia Cerato Premium sẽ giao sau Tết.
Các đại lý xe Honda, Toyota, Mitsubishi,…cũng tương tự. Hầu hết mẫu xe ăn khách được lắp ráp trong nước như Toyota Vios, Corolla Altis, Innova, Mazda CX-5, Nissan X-Trail… đều có sẵn tại đại lý và khách hàng mua xe trong thời điểm này cũng được hưởng nhiều ưu đãi khá tốt.
Nhiều mẫu xe nhập khẩu như Honda Jazz, Civic, Nissan Terra,…và một số mẫu xe khác vẫn sẵn hàng do nhu cầu mua hàng không lớn.
Càng sát Tết, giá bán và trình trạng sốt xe trên thị trường càng bớt "căng thẳng" hơn. Dự đoán, ra Tết, giá xe sẽ giảm nhẹ khi thị trường vào mùa thấp điểm, đồng thời sẽ có thêm lượng xe sẵn tại đại lý khi nguồn cung xe nhập khẩu dồi dào hơn.
Theo Zing
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.