Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chưa triển khai ứng dụng mã vạch, mã QR nên rất dễ bị đối tượng xấu làm giả ấn chỉ bảo hiểm
Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng làm giả và lưu hành ấn chỉ giả (giấy chứng nhận bảo hiểm giả) trên thị trường.
Theo đó, trong Công văn số 630/QLBH-PNT ngày 6/8/2019 gửi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho biết: "Đã nhận được thông tin phản ánh của doanh nghiệp bảo hiểm về việc đã phát hiện trường hợp làm giả ấn chỉ có số seri trùng với số seri của ấn chỉ thật do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành và lưu hành trên thị trường. Sau khi phát hiện, doanh nghiệp bảo hiểm đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra, xử lý vụ việc. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm thông báo vụ việc và đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro nhằm ngăn ngừa, phòng tránh và kịp thời phát hiện các rủi ro ảnh hưởng xấu đến hiệu quả, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm".
Trước đó, Báo Giao thông phản ánh vụ việc Tổng công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) nhận được thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc của một khách hàng tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa), là chủ phương tiện xe mô tô, số tiền bồi thường 100 triệu đồng (do xảy ra tai nạn dẫn đến chết người).
Trong quá trình giải quyết hồ sơ bồi thường, BSH phát hiện giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho khách hàng là giả của BSH, có số sê ri trùng với giấy chứng nhận thật do BSH phát hành, đã được bán cho một khách hàng khác tại tỉnh Hòa Bình.
Sau khi phát hiện sự việc, BSH đã tự xác minh, thu thập được một số chứng cứ cho thấy có đường dây in ấn và lưu hành giấy chứng nhận bảo hiểm giả của BSH nên đã làm đơn tố cáo gửi Công an huyện Nông Cống đề nghị điều tra xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được đơn của BSH, Công an huyện Nông Cống đã phối hợp với BSH tiến hành điều tra, thu giữ được nhiều tang vật là giấy chứng nhận bảo hiểm giả của BSH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và đã xác định đều do đối tượng Lê Văn Hồng in ấn và giao cho một số đại lý bán ra thị trường.
Cuối tháng 3/2019, cơ quan CSĐT Công an huyện Nông Cống ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can với ông Lê Văn Hồng (SN 1958 tại Hà Nam) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tại cơ quan điều tra, ông Hồng cũng đã khai nhận hành vi in giấy chứng nhận bảo hiểm giả của BSH với số lượng lớn rồi giao cho các đại lý do ông Hồng lập ra để tiêu thụ. Hiện, vụ việc đã hoàn tất giai đoạn điều tra, chuyển sang viện kiểm sát cùng cấp để truy tố đối tượng theo trình tự tố tụng.
Theo Báo giao thông
Bộ Tài chính đề xuất mức phí bảo hiểm bắt buộc TNDS với xe máy điện là 55.000 đồng/năm, theo dự thảo Thông tư về bảo hiểm bắt buộc TNDS.
Bộ Tài chính đề xuất tăng mức đền bù của bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc lên 150 triệu đồng một vụ về người.
Cơn mưa lớn kèm gió mạnh chiều ngày 10/6 khiến hàng chục cây xanh ở Cân Thơ bật gốc, đè lên nhiều xế hộp gây thiệt hại nặng, vậy chi phí khắc phục liệu có được bồi thường.
Trong tuần qua, điểm nóng thông tin chủ yếu tập trung vào những thắc mắc khi sử dụng bảo hiểm dân sự bắt buộc xe máy và thông tin Chính phủ đồng ý giảm 50% phí trước bạ xe ô tô và một số tin tức đáng chú ý khác
Bảo hiểm chỉ trả tiền bồi thường cho bên thứ 3 khi có va chạm xảy ra, không hoàn toàn bồi thường cho chủ xe. Quy trình này cũng tương tự bảo hiểm bắt buộc của xe ô tô
625,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
630,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
630,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
Thương lượng
Cà Mau
Hyundai Đầu kéo