Cho dù chính phủ Nhật Bản không cấp giấy VTA cho xe xuất khẩu sang Việt Nam - điều kiện tiên quyết có trong Nghị định 116, nhưng các doanh nghiệp vẫn hoàn thiện được những thủ tục cần thiết này.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tuần qua (từ ngày 16/11/2018 đến ngày 22/11/2018) số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tăng 35,6%, đạt 3.437 chiếc, tương ứng tăng 902 chiếc so với lượng nhập khẩu trong tuần trước đó. Số xe này trị giá 73,7 triệu USD, cao hơn nhiều so với mức 51,1 triệu USD của tuần trước đó.
Đặc biệt, tuần vừa qua ghi nhận các dòng xe từ Nhật Bản (Lexus, Toyota…) tiếp tục được nhập khẩu vào Việt Nam, với 237 chiếc. Trong khi đó, Thái Lan và Indonesia tiếp tục là những nước xuất khẩu xe sang Việt Nam nhiều nhất, lần lượt là 2.307 chiếc và 735 chiếc, chiếm 88,5% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam. Các thị trường còn lại bao gồm Mexico với 44 chiếc, Trung Quốc với 33 chiếc…
Ở phân khúc xe từ 9 chỗ trở xuống, trong tuần vừa qua đã có 2.995 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, trị giá gần 56 triệu USD, chiếm 87% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Số liệu tăng tới 60,8% (tương đương 1.132 chiếc) so với tuần trước đó, hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng người tiêu dùng phải mua xe kiểu “bia kèm lạc” như thời gian qua.
Ở phân khúc xe trên 9 chỗ ngồi, chỉ có 16 chiếc có xuất xứ Thái Lan được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Toàn bộ số xe này được nhập khẩu qua cửa khẩu, cảng thành phố Hải Phòng.
Ở phân khúc xe tải (và bán tải), lượng xe làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào nước ta trong tuần này đạt 373 chiếc, trị giá 11,7 triệu USD. Trong đó, có tới 364 chiếc xe có xuất xứ từ Thái Lan, 5 chiếc từ Indonesia và 4 chiếc từ Trung Quốc. Số xe này được đăng ký tờ khai nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu cảng Tp Hồ Chí Minh với 252 chiếc, thành phố Hải Phòng với 112 chiếc, từ Quảng Ninh với 5 chiếc và từ Lạng Sơn với 4 chiếc.
Ở phân khúc xe chuyên dụng, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 53 chiếc, trị giá khai báo khoảng 5,6 triệu USD. Trong đó, có 28 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc, 10 chiếc xe từ Thổ Nhĩ Kỳ, 9 chiếc từ Hàn Quốc, 4 chiếc từ Italy và 2 chiếc từ Nhật Bản.
Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã chi 66,4 triệu USD để nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô các loại (giảm 6.8% so với tuần trước đó, đạt 71,2 triệu USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ rất đa dạng, chủ yếu từ Hàn Quốc với 17,8 triệu USD, từ Nhật Bản với 16,7 triệu USD, từ Thái Lan với 12,5 triệu USD, từ Trung Quốc với gần 7 triệu USD…
Theo Dân Trí
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Nửa đầu năm nay lượng ôtô từ Indonesia và Thái Lan chiếm áp đảo lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam, với hơn 80% toàn thị trường.
Ngành công nghiệp ôtô của Thái Lan thiệt hại nặng do đại dịch covid-19, xuất khẩu giảm mạnh trên toàn thị trường song xuất khẩu sang Việt Nam lại tăng ngược...
EuroCham vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ôtô sản xuất trong nước để xóa bỏ phân biệt đối xử.
Chính sách thuế với ô tô liên tiếp được đề xuất thay đổi để hỗ trợ sản xuất trong nước, nhưng hơn 2 năm qua vẫn chưa có sự điều chỉnh. Sự chậm trễ đó khiến nhiều doanh nghiệp ô tô nản lòng.