Thực tế sau 20 năm xây dựng, có thể nói chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam đã thất bại, khi mới chỉ dừng ở công đoạn lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa rất thấp.
Tuy nhiên, tại cuộc họp mới đây với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại diện các bộ, ngành đã khẳng định sự cần thiết của việc tiếp tục xây dựng ngành công nghiệp ô tô để đáp ứng chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo Hiệp định khu vực mậu dịch chung AFTA, đến năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống 0%. Điều này đồng nghĩa chỉ còn thời gian chưa đến 5 năm nữa để Việt Nam tập trung phát triển công nghiệp ô tô.
Bộ Công Thương đưa ra quan điểm để có cơ hội thực hiện mục tiêu hình thành công nghiệp ô tô phải chọn được dòng xe chiến lược. Đây là con đường ngắn nhất để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Thay vì ý tưởng chọn xe 6-9 chỗ là dòng xe chiến lược như trước đây, Bộ Công Thương đề xuất chọn dòng xe tải và xe 5 chỗ trở xuống là 2 phân khúc chủ đạo cho định hướng phát triển công nghiệp ô tô.
Đi cùng với đó, chính sách thuế sẽ được điều chỉnh mạnh mẽ để khuyến khích phát triển dòng xe chiến lược. Có 3 phương án đưa ra: Thứ nhất, giảm 30% thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ đối với dòng xe có dung tích dưới 2.0 sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thứ hai, giảm 50% thuế và phí trước bạ. Thứ ba, giảm 70% thuế và phí trước bạ các dòng xe chiến lược. Các dòng xe khác sẽ được nâng cấp công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khuyến khích tăng cường nội địa hóa.
Đặc biệt, đề án mới của Bộ Công Thương đề cập đến tính ổn định lâu dài, không có sự thay đổi chính sách như trước kia (ít nhất trong 10 năm), nhằm tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư cũ, tạo lòng tin với các nhà đầu tư mới khác về thị trường ô tô Việt Nam thời gian tới.
Theo tính toán, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm như đề xuất, dòng xe ô tô 5 chỗ ngồi sản xuất trong nước sẽ giảm 50-120 triệu đồng/chiếc. Cộng với chính sách giảm phí trước bạ 50-60 triệu đồng/chiếc, tính ra mỗi sản phẩm ô tô thuộc dòng chiến lược sẽ giảm gần 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong 2 thập niên qua, có thể thấy việc thực hiện đề án trên không hề dễ dàng. Bởi lẽ, liệu việc chọn dòng xe chiến lược có được các doanh nghiệp sản xuất ô tô (đa phần là các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới) mặn mà và phù hợp với chiến lược phát triển của họ? Điều này rất quan trọng, cần có sự phân tích và tìm hiểu thấu đáo, bởi doanh nghiệp là chủ thể chính trong phát triển công nghiệp ô tô.
Còn nhớ khi câu chuyện chọn dòng xe chiến lược được xới lên vào năm 2009, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau từ các doanh nghiệp khiến cơ quan hoạch định chính sách bối rối và đành xếp lại. Điều quan trọng nữa là việc cụ thể hóa những vấn đề được nêu ra không đơn giản và tốn rất nhiều thời gian, liên quan tới hàng loạt bộ, ngành.
Với đề xuất chọn xe cá nhân là dòng xe chiến lược, chắc chắn sẽ có xung đột lợi ích trong quản lý. Chẳng hạn, lâu nay Bộ Giao thông - Vận tải luôn nêu quan điểm hạn chế các dòng xe cá nhân để tránh ùn tắc giao thông. Và thực tế việc phát triển xe cá nhân khá mạnh trong những năm qua là một trong những nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông trầm trọng ở các đô thị lớn.
Còn với Bộ Tài chính, trong bối cảnh nguồn thu ngân sách đang ngày càng khó khăn, việc giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với nguồn thu lớn là ô tô liệu có được chấp nhận? Đây là những câu hỏi không dễ trả lời vì những mâu thuẫn không dễ dàng hóa giải.
Chính phủ đã xác định tiếp tục phát triển công nghiệp ô tô. Nhưng để đưa ra chính sách, chiến lược phát triển mới, cơ quan chủ trì hoạch định chính sách là Bộ Công Thương cần trao đổi với các cơ quan liên quan, với doanh nghiệp trong ngành ô tô để phân tích kỹ thực trạng vừa qua, dự báo xu thế thị trường, nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Yêu cầu trước mắt là đạt được sự thống nhất trong xác định mục tiêu ngành ô tô Việt Nam thời gian tới, với chính sách minh bạch, rõ ràng và nhất quán.
Chỉ vì những chính sách ưu ái cho xe điện từ Trung Quốc mà ngành công nghiệp ô tô Thái Lan vốn có đóng góp 11% GDP giờ đây đang trong tình thế nguy hiểm.
Ngành công nghiệp xe điện, chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường ô tô truyền thống đã bắt đầu có những xáo trộn khi ông Donald Trump chính thức quay lại Nhà Trắng.
Một cuộc họp khẩn giữa Bộ trưởng Kinh tế, Hiệp hội Công nghiệp ô tô VDA, các hãng xe, nhà cung cấp và công đoàn nhằm đưa ra phương án để ngành công nghiệp ô tô thoát khỏi khủng hoảng.
Không chỉ phái mạnh, mà ngành công nghiệp ô tô còn được viết nên bởi những những người phụ nữ với những phát minh làm thay đổi lịch sử
Hãng xe Ford thông báo tạm dừng xây dựng nhà máy trị giá 3,5 tỉ đô la Mỹ ở Marshall, bang Michigan (Mỹ), nơi hãng dự định sản xuất pin xe điện sử dụng công nghệ của CATL, hãng pin của Trung Quốc. Lý do là vì Ford lo ngại nhà máy không thể sản xuất pin với giá cạnh tranh.