Đáng chú ý, báo cáo của HSBC có phần khác biệt so với đánh giá về tình hình tiêu thụ xe hơi trong nước và xe nhập khẩu của các tổ chức chuyên môn như Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA) hay Hải quan Việt Nam.
Trước đó, trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm, cả VAMA và Hải quan Việt Nam đều công bố số liệu về tiêu thụ xe hơi cùng thời kỳ và số xe nhập, trong đó tiêu thụ xe hơi tháng 5 đã giảm khá mạnh so với tháng trước, cả 5 tháng đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Thuế và phí cao đang khiến giá xe hơi tại Việt Nam đắt đỏ dù cho thuế nhập khẩu đang có xu hướng được xoá bỏ.
Đồng quan điểm đó, Hải quan Việt Nam cũng công bố nhiều số liệu cho thấy tình hình xe nhập trong tháng 5/2017 có sự suy giảm mạnh so với các tháng trước đó. Theo HSBC, viễn cảnh doanh số bán xe ô tô tại Việt Nam tăng cao giúp cầu nội địa duy trì ổn định, từ đó bổ sung cho tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực bán lẻ nói chung.
Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC khẳng định: Thuế và phí tại Việt Nam cao đã triệt tiêu tác dụng của chính sách miễn giảm thuế quan, mở cửa thị trường. Bằng chứng là giá xe đang ngày càng tăng lên so với kỳ vọng của người tiêu dùng về thuế nhập khẩu dangd được xoá bỏ.
Ngoài đánh giá về thị trường bán lẻ, HSBC nhấn mạnh đến sự tăng trưởng của chỉ số mua hàng của Việt Nam (PMI) trong thời gian qua và khẳng định điều này sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng dài hạn trong các quý tiếp theo.
Vì sản xuất là một trong những lĩnh vực đầu tàu của tăng trưởng kinh tế, bất kỳ sự giảm nhiệt nào đều có khả năng dẫn tới lòng tin bị suy giảm. Thực tế là trong tháng 5/2017, các nhà sản xuất đã rất lo ngại về cầu của khách hàng khiến cho niềm tin toàn thị trường rớt xuống mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm qua, nhưng điều này đã không xảy đến.
Trong bối cảnh tăng trưởng về cầu chậm lại, lạm phát giá đầu vào đi xuống tháng thứ hai liên tiếp. Điều này đã giúp các DN tận dụng giá nguyên liệu thô thấp hơn, một vài công ty đã tăng mua đầu vào không chỉ vì yêu cầu sản xuất cao hơn mà để dự trữ, cho thấy một vài công ty vẫn đang kỳ vọng cầu sẽ tăng trở lại.
Ngoài những vấn đề về thị trường xe và chỉ số mua hàng trong nền sản xuất, HSBC đưa ra nhiều quan điểm về lạm phát của Việt Nam hiện nay. Theo đó, lạm phát nhìn chung có xu hướng giảm dần ở các ngành và lĩnh vực cơ bản. Tuy nhiên, xu hướng tăng đối với giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe lại tác động đến một số người dân cụ thể.
HSBC cho rằng: Hiện những người không tham gia bảo hiểm y tế sẽ phải trả toàn bộ chi phí điều trị ở mức không trợ giá. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn cho khu vực dân số có thu nhập thấp, nghèo hoá dân số.
Theo Dân Trí
Ngoài loại thuế trước bạ thường được nghe khi mua ô tô điện thì bên cạnh đó còn đi kèm những loại thuế phí khác đa phần đã được bao gồm trong giá xe.
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Xe lắp ráp trong nước không còn được ưu đãi phí trước bạ, trong khi xe EU được giảm thuế nhập khẩu vào Việt Nam theo lộ trình... là những điểm mới cho xe ôtô trong năm 2021 tới.
Hiện một chiếc xe ô tô ở Việt Nam trung bình phải gánh từ 3 - 4 loại thuế phí khác nhau, hầu hết ở mức cao.
Chịu tác động lớn từ dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ ôtô tại Việt Nam giảm sút. Song với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô trong nước đã góp phần kích thích nhu cầu thị trường.