Theo các đoạn clip live stream trên mạng xã hội thì hầu hết cái tại xế tập trung tại trụng sở Grab Hà Nội đa phần là tài xe 2 bánh, thường xuyên kêu gọi mọi người chia sẻ rộng rải để đòi hỏi quyền lợi cho bản thân bởi mức phí chiết khấu quá cao.
Một tài xế khác chia sẻ trong video cho hay: “hiện tại Grab trừ 20% tiền của mỗi cuốc xe, sau đó lại trừ tiếp thêm 10% trên số tiền mà lái xe được hưởng”. Như vậy theo tính nhẩm ví dụ mỗi cuốc xe 100 ngàn đồng thì sẽ mất 20 ngàn cho Grab, tài xế sẽ còn lại 80 ngàn nhưng lại mất thêm 8000 ngàn cho tiền thuế VAT, mức khấu trừ này tương đương 28~30% như vậy chỉ còn lại hơn 70 ngàn tiền lời chưa tính các chi phí xăng cộ.
Một người khác tiếp thêm: “trung bình mỗi ngày phải chạy liên tục từ 14-16 tiếng mới được 400.000 đồng nếu áp dụng khấu trừ mới thì chỉ còn hơn 300 mười mấy ngàn, chúng tôi muốn thỏa thuận lại mức khấu trừ và VAT đó, mức đó là người sử dụng dịch vụ phải trả sao lại trừ tiền chúng tôi. Không ai bảo vệ người chạy xe như tụi tôi nên đành phải tập trung ở đây tắt app mong muốn có người đại diện trao đổi giữa hai bên.”
Nguyên nhân của mâu thuẫn này bắt nguồn từ việc Grab thay đổi chính sách thuế, tăng giá cước cơ bản các dịch vụ mà Grab đang có như đi lại, giao hàng, mua thức ăn. Grab Việt Nam cũng cho biết sự thay đổi này dự trên Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020. Theo quy định, chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các nền tảng đặt xe và toàn bộ các đối tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi.
Theo đó, Grab sẽ tiến hành kê khai thêm thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT cho toàn bộ cuốc xe vận tải, trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho đối tác. Doanh nghiệp này cho biết, tỷ lệ phân chia không thay đổi (ở mức 75% hoặc 80%). Mức thuế Thu nhập cá nhân cũng được giữ nguyên là 1,5% và có hiệu lực từ 11 giờ sáng ngày 5/12.
Như vậy, chi phí sử dụng ứng dụng không đổi nhưng mức khấu trừ lại tăng từ 4-5% tùy theo từng đối tác tài xế, đồng thời giá sử dụng Grab Car cũng tăng từ 2.000 đồng cho 2 km đầu tiên và 500 đến 4.000 đồng cho mỗi km tiếp theo tùy khu vực chưa bao gồm phí sử dụng ứng dụng và phí đơn hàng nhỏ theo quy định. Các dịch vụ khác như GrabBike, GrabBikePremium, GrabExpress và GrabFood cũng đã được điều chỉnh tăng giá từ đầu tháng 12.
Đây không phải lần đầu xảy ra mâu thuẫn giữa tài xế và doanh nghiệp nguyên nhân đa phần đến từ việc thay đổi chiếc khấu ảnh hưởng đến doanh thu tài xế, sự việc chỉ được vãn hồi khi có lực lượng chức năng có mặt để điều tiết giao thông cũng như trật tự khu vực. Có thể thấy thời gian đầu các ứng dụng gọi xe đều có những cơn mưa ưu đãi khủng dành cho người dùng và tài xế và khi đã định hình thói quen thì các khuyến mãi này đã không còn hoặc rất ít và điều kiện để thụ hưởng cũng rất ngặt nghèo, không chỉ ở app gọi xe mà còn đây là chiêu bài của các sàn thương mại điện tử.
Khi dừng hoặc đỗ xe hầu hết các bác tài không chỉ riêng lái mới mà ngay cả những người cầm lái lâu năm cũng dễ dàng mắc những lỗi phổ biến dưới đây.
Người phụ nữ 48 tuổi ở Hà Tĩnh bị xử phạt 5 triệu đồng vì dùng băng dính đen dán lên biển số.
Super Cruise của GM sẽ giúp tài xế đến từng giao lộ vào thời điểm thích hợp, tức là lúc đèn tín hiệu giao thông đang ở trạng thái cho phép các xe di chuyển.
Nếu phát hiện người ngồi trên ô tô (kể cả các ghế phía sau) không thắt dây an toàn, CSGT hoàn toàn có quyền xử phạt. Mặc dù vậy, không ít người vẫn chưa nắm rõ quy định này.
Cụ thể, vừa mới đây trên một hội nhóm trên mạng xã hội FB, một tài khoản tên Nguyễn Kiều Trinh đã đăng bình luận về việc chồng của mình đã có một buổi phỏng vấn với hi vọng sẽ trở thành tài xé lái xe của Taxi Xanh SM nhưng kết quả không như mong đợi.