Câu chuyện đánh thuế tài sản đối với ôtô tiếp tục được đưa ra bàn thảo hôm 9.5. Và cũng ngay lập tức, gặp phải sự phản ứng từ phía các chuyên gia, từ phía người dân.
Dẫu chỉ là một loại phương tiện phổ thông, nhưng không hiểu sao, trong mắt những người làm luật về thuế, việc sở hữu ôtô đang được cho là đối tượng cần phải đánh thuế. Và bản thân mức chịu thuế 1,5 tỉ đồng mà Bộ Tài chính đề xuất đang cho thấy rất rõ điều đó.
Dẫu chỉ là một tài sản thuộc loại tiêu sản, hao mòn nhanh, mất giá ngay sau mét đường đầu tiên, nhưng chiếc xe phổ thông đó đang được nhìn như một khoản thu tiềm năng và hấp dẫn.
Trong buổi hội thảo khoa học, TS Ngô Trí Long nói rằng, Bộ Tài chính nên “cân nhắc” bởi thuế tài sản đánh vào ôtô “có thể dẫn tới tình trạng thuế chồng thuế”.
“Có thể” gì nữa thưa TS Long. Chính xác phải là thuế chồng thuế.
Một chiếc ôtô nhập khẩu hiện đang phải chịu 15 loại thuế phí: Thuế nhập khẩu 30% giá trị; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế VAT; Thuế thu nhập doanh nghiệp 22%; Phí trước bạ 10-15%; Phí cấp biển số 2-20 triệu đồng; Phí đăng kiểm; Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật; Phí sử dụng đường bộ (chưa kể BOT);Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự; Phí bảo hiểm vật chất; Thuế BVMT trong xăng dầu; Phí thử nghiệm khí thải; Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu; Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Chừng đó loại thuế, phí đang khiến người dân phải trả gấp 300% giá trị thực cho một chiếc xe.
Đánh thuế tài sản đối với ôtô, và tính thuế hằng năm đã là gánh nặng cho dân, xác định mức chịu thuế không trên giá trị thực mà theo giá trị đã tính các loại thuế phí, thì đúng là còn thiếu cả công bằng đối với những người đã đóng quá nhiều thuế phí.
Thu nhập của người Việt còn thấp rất xa so với thế giới, và một chiếc xe ôtô, đối với đa số người dân chỉ là một phương tiện chứ không phải là một mặt hàng xa xỉ.
Xin đừng lấy thông lệ quốc tế trong trường hợp này, bởi ở các nước đánh thuế tài sản đối với ôtô, người dân được mua với đúng giá trị thực của nó, bởi chẳng ở đâu mà một chiếc xe chịu tới 15 loại thuế, phí khiến nó đắt đỏ nhất nhì thế giới như ở Việt Nam.
Theo Lao Động
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.