Giảm đa dạng các phân khúc đến mức kịch sàn
Tháng 4/2019, hàng loạt chương trình giảm giá diễn ra ở hàng loạt phân khúc, đáng chú ý Mazda CX-5 giảm giảm 40 triệu, đối thủ Nissan X-Trail giảm giá 30 triệu, Chevrolet Trailblazer giảm tới 50 triệu đồng, Mitsubishi Outlander có giá thấp hơn 16 đến 52 triệu so với giá tháng 3.
Ở phân khúc sedan cỡ B, Vios giảm 30-35 triệu tiền mặt, trong khi Nissan Sunny giảm giá niêm yết 30 triệu. Ở phân khúc SUV 7 chỗ cỡ nhỏ, Nissan Terra giảm lần lượt 50, 60 triệu ở hai bản E và S, Mitsubishi Pajero Sport cũng nhận ưu đãi từ đại lý khoảng 30 triệu.
Bên cạnh đó, nhiều dòng xe khác của Mazda được hưởng chương trình giảm giá hấp dẫn, Mazda3 giảm khoảng 25 triệu, Mazda6 giảm giá 30 triệu. Honda Civic 2019 có mức giảm cao nhất là 42 triệu đồng, Honda Jazz hiện được giảm 40 triệu đồng. Bán tải BT-50 được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, đối thủ Ford Ranger cũng giảm tiền mặt từ 10-20 triệu tùy phiên bản và đại lý.
Nhưng điều này không thể kéo doanh số phát triển như mong muốn, toàn thị trường chỉ tiêu thụ được hơn 21.000 xe, giảm tới 35% so với tháng 3/2019 và 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kéo theo đó, doanh số xe du lịch giảm 36%; xe thương mại giảm 32% và xe chuyên dụng giảm 33% so với tháng trước. Nhìn chung, doanh số bán xe tháng 4/2019 đã giảm thảm hại so với mức tăng trưởng từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, số lượng sedan tiêu thụ chỉ đạt hơn 5.900 chiếc, giảm hơn 4.000 chiếc so với tháng trước; dòng xe gia đình cỡ lớn là MPV cũng chỉ tiêu thụ được hơn 1.800 chiếc, giảm hơn 2.200 chiếc so với tháng trước. Dòng xe SUV cũng chỉ đạt doanh số hơn 3.500 chiếc, suy giảm hơn 1.100 chiếc so với tháng 3. Đặc biệt chỉ có dòng Crossover có doanh số tăng hơn 240 chiếc, đạt lượng tiêu thụ 969 chiếc.
Nguyên nhân từ đâu?
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh số suy giảm, nhưng không thể phủ nhận lỗi chủ yếu từ phía doanh nghiệp khi xuất hiện một số đại lý bán ô tô ép khách mua bia kèm lạc khiến người mua xe tiềm năng ngán ngẩm. Bên cạnh đó,việc tăng phí trước bạ đối với xe bán tải đã khiến lượng tiêu thụ loại xe này suy giảm đáng kể.
Cũng theo tiết lộ từ một số doanh nghiệp, hợp đồng giao xe đã được xây dựng từ đầu năm 2019 nên lượng xe nhập về đã được giao đi. Các doanh nghiệp không dám mạnh tay nhập xe về để tránh tình trạng cung vượt cầu, khiến giá các loại xe giảm đi. Còn các doanh nghiệp trong nước thì không dám giới thiệu những dòng xe mới nhằm đối phó với xu hướng giảm giá từ tháng 5 hoặc tháng 6 theo chu kỳ kinh doanh.
Dự đoán trong tháng 5/2019, doanh số thị trường ô tô sẽ khả quan hơn nhờ những chương trình khuyến mại, giảm giá vẫn được áp dụng liên tiếp. Bên cạnh đó, sẽ có một loạt mẫu xe mới được ra mắt, gần đây nhất là bộ đôi Hyundai Tucson và Elantra 2019. Điều này khiến thị trường ô tô trở nên sôi động, nhộn nhịp và khả quan hơn.
Phân khúc MPV trong tháng 5 vẫn có phần chững lại theo mặt bằng chung nhưng vẫn có nhiều điểm sáng tích cực như Mitsubishi Xpander có mức doanh số tăng trưởng và tiếp tục đứng đầu thị phần.
Tháng thứ 4 của năm 2023, phân khúc MPV bất ngờ sụt giảm khi tất cả các cái tên có mặt đều có rất doanh số giảm dù có rất nhiều chương trình khuyến mãi.
VinFast vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 4/2023 với số liệu thống kê hơn 3.700 xe bán ra với 4 dòng xe VF e34, VF 8, VF 9 và VF5.
Nhiều năm qua, Việt Nam là thị trường tiêu thụ ô tô nhiều thứ tư khu vực Đông Nam Á, dưới Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, trong khi doanh số tại Việt Nam giảm mạnh trong quý I năm nay đã đẩy xuống vị trí thấp hơn trong bảng xếp hạng lượng ô tô bán ra.
Theo các số liệu thống kê thì trong 3 tháng đầu năm đã giảm hơn 15% lượng tiêu thu so với cùng kỳ năm ngoái, nếu tiếp tục tình trạng này thì nguy cơ xe tồn kho rất cao.