Theo doanh số bán hàng của các doanh nghiệp gửi cho Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) 10 tháng qua nhiều mẫu xe của Toyota nằm trong nhóm tiêu thụ đóng băng.
Được mệnh danh là chuyên cơ mặt đất, chính thức nhập khẩu và phân phối ở Việt Nam vào tháng 7/2017 mẫu xe đắt tiền của Toyota Alphard chỉ mới bán được 1 chiếc.
Cụ thể, có ba mẫu xe của Toyota 10 tháng qua chỉ bán được 1 chiếc là Vios 1.5J, giảm hơn 200 chiếc so với cùng kỳ năm trước; bản Innova J và Alphard cũng lần lượt bán được 1 chiếc, giảm từ 230 đến hơn 700 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Dòng xe tầm trung Camry 2.5G/KL bán được 57 chiếc, giảm gần 300 chiếc và xe Vios Limo chỉ bán được 61 chiếc, giảm hơn 500 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 về bán ế là hãng xe Honda, các mẫu xe du lịch của hãng này bán khó trong 10 tháng qua là Odyssey với chỉ 82 chiếc, giảm hơn 120 chiếc so với cùng kỳ năm trước; tiếp sau là mẫu xe sedan nhập Acoord chỉ bán được 290 chiếc và City 1.5 MT (bản số sàn) chỉ bán được 270 chiếc.
Về phân khúc xe bán tải (pickup), D-Max của Izuzu và Hilux của Toyota có lượng bán thấp nhất thị trường. Hai mẫu của D-Max hiện chỉ bán được khoảng 390 chiếc, giảm gần 200 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Ba mẫu của Hilux có lượng bán gần 900 xe, trong đó Hilux G (4x4) chỉ bán hơn 164 chiếc, giảm hơn 300 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Nếu so doanh số bán hàng của 2 loại xe trên đối với doanh số bán hàng nghìn chiếc, thậm chí chục nghìn chiếc của Ford Ranger (12.000 chiếc); Chevrolet Colorado LTZ hơn 2.300 chiếc, Mazda BT50 hơn 2.000 chiếc và Mitsubishi Triton GLS AT hơn 1.800 chiếc thì có thể thấy doanh số dòng pickup của Izuzu và Toyota đang thấp nhất thị trường và các loại xe này đã và đang bị cạnh tranh quyết liệt nhất.
Điểm chung của các loại xe "ế" hay bán được ít nhất thị trường là do các hãng này có số lượng xe bán ra lớn nhất. Riêng Toyota có trên 10 loại xe, trong mỗi loại lại có từ 2 - 4 mẫu xe khác nhau. Honda cũng có khoảng 6 loại xe, với khoảng 2 mẫu xe trong loại xe do đó sự lựa chọn của khách cũng bị phân hoá. Với các hãng khác các dòng xe, chủng loại xe ít hơn chỉ có từ 3 - 4 mẫu xe, lượng bán ra ít, đồng nghĩa DN chỉ tập trung dòng sản phẩm có doanh số cao để lắp ráp hoặc nhập khẩu.
“Ế” vì chậm thay đổi và giá đắt!?
Một số loại xe ế là do đối thủ cạnh tranh đang giảm giá mạnh, các mẫu xe trên không có thay đổi mẫu mã, kiểu dáng và giảm giá khiến người tiêu dùng có sự lựa chọn khác nhau.
Nội thất mẫu Odyssey tại Việt Nam.
Đơn cử là Vios 1.5J, Innova J, Vios Limo, City 1.5MT là những dòng xe số sàn, được bán nhiều nhất cho các hãng làm taxi hoặc cá nhân chạy xe kinh doanh.
Tuy nhiên, do làn sóng Uber và Grab tràn vào Việt Nam, nên lượng xe gia nhập các hãng taxi giảm mạnh nên có thể doanh số bán những loại xe này giảm đi. Người có nhu cầu mua xe sử dụng chuyển sang các dòng xe nhỏ hơn của Kia Morning, Hyundai i10 có giá thấp hơn hoặc các dòng xe như của Mazda, Kia hay Hyundai có nội thất đẹp hơn, giá cả phải chăng.
Ngoài ra, các xe ế nhất thị trường còn là do giá xe đắt, bị nhiều đối thủ cạnh tranh vượt mặt, trong đó điển hình là Toyota Camry 2.5G/KL và Honda Acoord có giá trên 1 tỷ đồng. Với mức giá trên có thể bị cạnh tranh trực tiếp với nhiều loại xe mới cùng phân khúc mà bóng bẩy và đẹp hơn như Hyundai Sonata, Kia Optima, Mazda 6 hay nhiều dòng xe SUV thời thượng đang có mức giá ngày càng cạnh tranh từ trên dưới 1 tỷ đồng đổ lại như: Fortuner, SantaFe, CRV bản 5 chỗ hay Mazda CX5...
Cá biệt, có dòng xe bán "ế" là do mức giá bán quá đắt, đơn cử là Alphard của Toyota và Odyssey của Honda. Mẫu Odyssey hiện có giá bán từ 1,9 đến 2 tỷ đồng/chiếc. Trong khi đó, chiếc xe được mệnh danh là "chuyên cơ mặt đất" là Alphard có giá đắt từ 4 tỷ đồng đến gần 5 tỷ đồng, đắt hơn cả mẫu xe sang S400 của Mercedes. Cả hai mẫu xe này đều thuộc chủng loại xe minivan có 7 - 8 chỗ ngồi, với mức tiêu thụ nhiên liệu cao, cộng với ngoại hình không bắt mắt nên cho dù mới ra mắt tại Việt Nam song các bản xe nhập này vẫn khó thuyết phục người tiêu dùng Việt.
Theo Dân Trí
Nửa đầu năm 2021, các hãng, đại lý liên tục đẩy mạnh giảm giá xe triền miên, trên diện rộng. Tuy nhiên, doanh số toàn thị trường vẫn giảm sút đáng kể.
Isuzu mU-X phiên bản hoàn toàn mới vừa chính thức trình làng tại Thái Lan, có giá khởi điểm từ 825 triệu đồng.
Từ tháng 6/2020, ô tô con nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc bắt đầu quay trở lại, chinh phục khách hàng Việt, sau một thời gian vắng bóng.
Lượng sản xuất quý I giảm trên 10% so với cùng kỳ còn lượng hàng bán ra thấp khiến tồn kho ôtô tăng tới 122,5%.
Trong bối cảnh những chương trình giảm giá bán ô tô liên tục được áp dụng vẫn chưa đủ để “vực dậy” sức mua, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đang trông chờ những thay đổi chính sách giảm thuế, phí từ phía nhà nước... có thể kích cầu thị trường.