Thị Trường, - 10/01/2019 11:08 PM
Năm 2018 chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Các chính sách, nghị định mới được áp dụng mang đến các luồng ý kiến khác nhau từ các bên có liên quan. Cùng CafeAuto nhìn lại những điều đó trong thời gian vừa qua.

diem-lai-nhung-nghi-dinh-chinh-sach-o-to-gay-tranh-cai-trong-nam-2018

1. Xe dưới chuẩn khí thải Euro 4 không được đăng kiểm

Theo Công văn 436/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô, motor lắp ráp và nhập khẩu mới, từ ngày 1/1/2018, cơ quan chức năng sẽ không làm thủ tục đăng kiểm cho xe không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4.

diem-lai-nhung-nghi-dinh-chinh-sach-o-to-gay-tranh-cai-trong-nam-2018

Trước thông tin này, nhiều hiệp hội, doanh nghiêp đã đề nghị lùi thời gian áp dụng quyết định với các dòng xe chở người từ 16 chỗ trở lên và các loại xe tải do chưa chuẩn bị kịp. Bên cạnh đó, trong nước hiện nay, nhiên liệu sản xuất vẫn chưa thể đáp ứng được tiêu chuẩn Euro 4 nên việc này cũng gây ra rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn yêu cầu giữ nguyên lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải tiêu chuẩn Euro 4 đối với ôtô chạy xăng. Riêng các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp ôtô sử dụng nhiên liệu diesel được thực hiện đến hết ngày 31/12/2017.

2. Nghị định 116 siết nhập khẩu ô tô

Nghị định 116/2017/NĐ-CP và Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng vừa ban hành và có quy định doanh nghiệp muốn nhập ô tô về nước phải có Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do Tổ chức nước ngoài cấp.

Ngay khi ban hành Nghị định này đã tạo ra 2 luồng ý kiến trái chiều gay gắt chủ yếu đến từ đại diện hai khối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đại diện VAMA cho rằng Nghị định này là không tuân thủ thông lệ quốc tế và gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc nhập khẩu ô tô.

diem-lai-nhung-nghi-dinh-chinh-sach-o-to-gay-tranh-cai-trong-nam-2018

Cụ thể, nước ngoài không cấp loại giấy này cho xe nhập khẩu, chỉ cấp cho xe nội địa, vì vậy hãng sẽ không thể nhập xe. Bên cạnh đó, những yêu cầu về giấy chứng nhận kiểu loại, đường thử, kiểm tra theo lô...chỉ làm tăng thời gian, chi phí, dẫn tới giá xe tăng cao và kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng, tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa sản xuất trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, đại diện khối doanh nghiệp lắp ráp trong nước thì có ý kiến hoàn toàn ngược lại. Thaco đã phủ nhận và cho rằng các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã phải thực hiện quy định về giấy chứng nhận kiểu loại từ năm 2016.  Ngoài ra, họ cũng cho rằng chiếc xe không chỉ là phương tiện mà còn là tài sản, đặc biệt trong điều kiện hạ tầng của Việt Nam thì chất lượng là yêu cầu trên hết. Do đó, giấy chứng nhận là yêu cầu bắt buộc.

3. Tăng thuế nhập khẩu ô tô cũ

Điều 7 Nghị định 125/2017/NĐ-CP có một số nội dung đề cập đến chính sách thuế nhập khẩu dành cho ô tô đã qua sử dụng bắt đầu có hiệu lực trong năm 2018. Theo đó, mức thuế tuyệt đối áp dụng cho xe có dung tích động cơ không quá một lít và thuế hỗn hợp cho xe trên một lít. Trong cách tính mới, xe chỉ chia làm hai loại là động cơ từ 1 lít trở xuống và trên 1 lít. Xe từ 1 lít trở xuống thì chịu thuế tuyệt đối 10.000 USD, trong khi xe trên 1 lít áp dụng luôn mức thuế tổng hợp.

Ở phân khúc xe dưới 1 lít, chủ yếu các mẫu xe đô thị cỡ nhỏ, giá ôtô cũ nhập tăng gấp đôi so với hiện tại. Với các xe lắp động cơ lớn hơn, mức thuế nhập khẩu có thể tăng thêm hàng chục đến hàng trăm nghìn USD, tùy thuộc vào dung tích động cơ và giá trị của xe.

diem-lai-nhung-nghi-dinh-chinh-sach-o-to-gay-tranh-cai-trong-nam-2018

Điều này cũng gây nên luồng ý kiến trái chiều rất lớn từ phía các doanh nghiệp và người dùng. Nhiều người cho rằng nghị định 116 và 125 gián tiếp đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu xe cũ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, thậm chí có thể phá sản. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý lựa chọn của khách hàng khi giá cả của xe cũ nhập bây giờ lên đến mức ngất ngưởng.

Tuy nhiên, điều này lại nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp trong nước. Sự cứng rắn của Chính phủ trong việc hạn chế nhập khẩu ô tô cũ góp phần khuyến khích sự phát triển của ngành lắp ráp ô tô trong nước.

4. Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0%

Theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), những xe có tỷ lệ nội địa hóa nội khối từ 40% trở lên sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Từ 2018, Việt Nam nhập ôtô từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia... với thuế 0%, giảm so với mức thuế cũ là 30%.

Xe nhập từ ASEAN nhưng tỷ lệ nội địa thấp hơn 40% hoặc xe nhập từ một nước ngoài ASEAN như Hàn Quốc, Nhật, châu Âu... không được hưởng mức ưu đãi trên. Điều này gây ra nhiều hiệu ứng khác nhau trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

diem-lai-nhung-nghi-dinh-chinh-sach-o-to-gay-tranh-cai-trong-nam-2018

Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức thuế nhập khẩu 0% gây ra sự bất công cho các dòng xe không thuộc khối ASEAN. Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ô tô lắp ráp và nằm trong khối này lại bày tỏ sự đồng tình ủng hộ. Và xem đây là động thái giúp thị trường ô tô Việt Nam có phần cân bằng hơn, không rơi vào những biến động bất thường.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù nhiều hãng đã nhập được xe từ ASEAN với thuế suất 0% nhưng khi bán ra ở thị trường Việt Nam thì giá vẫn không hề giảm, thậm chí có những mẫu xe còn tăng giá. Người mua cũng phải chi thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng nếu muốn nhận xe sớm.

Điều này gây ra làn sóng phản đối gay gắt từ phía công chúng khi rất nhiều người tiêu dùng đã quyết tâm kìm nén nhu cầu mua sắm để chời đợi cuộc đổ bộ của ô tô nhập khẩu giá rẻ. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi. Chưa hết, khách hàng còn rơi vào tình trạng nguồn cung khan hiếm trầm trọng.

5. Bổ sung giá tính lệ phí trước bạ nhiều dòng ôtô

Quyết định số 2018 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 12/10 bổ sung giá tính lệ phí trước bạ 108 loại ôtô nhập khẩu 9 chỗ ngồi trở xuống.

Trong quyết định này, bộ Tài chính đã bổ sung giá tính lệ phí trước bạ của tổng cộng 135 loại ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu; 19 loại ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống lắp ráp trong nước; 2 loại ô tô điện nhập khẩu; 2 loại xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ sản xuất, lắp ráp trong nước; 29 loại xe máy hai bánh nhập khẩu và 127 loại xe máy 2 bánh sản xuất, lắp ráp trong nước.

diem-lai-nhung-nghi-dinh-chinh-sach-o-to-gay-tranh-cai-trong-nam-2018

Theo lý giải của Tổng cục Thuế thì đây là điều giúp đảm bảo giá tính lệ phí trước bạ sát với giá giao dịch của ô tô, xe máy trên thị trường; đảm bảo bình đẳng về giá trong việc tính lệ phí trước bạ các dòng xe giữa các hãng xe.

Nhưng về phía các doanh nghiệp nhập khẩu xe sang thì lại phản đối gay gắt vì đây là đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất khi bị đẩy lên hàng tỷ đồng. Điều này tác động đến sức mua của khách hàng đối với các dòng xe này

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.