Nhắm vào xe sang, xe nhập
Trên thực tế, thị trường hiện có nhiều loại xe hơi ở phân khúc dưới 1,5 tỷ đồng đang có doanh số rất tốt. Ở mức giá 1,5 tỷ đồng hầu hết là các loại xe sang, xe nhập khẩu. Với các dòng xe nhập của Honda, chỉ duy nhất dòng xe minivan Odyssey có mức giá 1,9 tỷ đồng, còn lại các dòng xe như City, Civic, CR-V, Accord đều có giá bán, giá lăn bánh ở dưới mức phải đóng thuế tài sản.
Đối với Toyota, các dòng xe Vios, Altis, Innova, thậm chí cả Camry lẫn Fortuner bản đắt nhất cũng không vào tầm ngắm của thuế tài sản khi giá chỉ dưới 1,5 tỷ đồng. Trong khi đó, các dòng xe Land Cruiser VX và Land Cruiser Prado nằm trong tầm ngắm của thuế tài sản, khi có giá từ 2,2 đến gần 4 tỷ đồng.
Đối với Ford, hai dòng xe nằm trong tầm ngắm của thuế tài sản là Everest Titanium 3.2AT 4WD với giá 1,9 tỷ đồng bán ra và 2,2 tỷ đồng giá lăn bánh; Explorer với giá bán 2,1 tỷ đồng và giá lăn bánh vào khoảng 2,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, các dòng xe nhỏ của Ford như Focus, EcoSport, hay bán tải Ranger cũng không nằm trong tầm ngắm thuế tài sản khi giá bán và giá lăn bánh đều dưới 1 tỷ đồng.
Ngoài các liên doanh, hiện nay thị trường xe còn có nhiều ông lớn tư nhân trong nước tham gia sản xuất, lắp ráp lớn như các dòng xe lắp ráp Mazda và Kia của Trường Hải - Thaco; các dòng xe nhập BMW, Peugeot hay Mini Cooper...
Hầu hết các dòng xe của Mazda đều có mức giá dưới 1,5 tỷ đồng, hai mẫu cao cấp nhất là CX5 và Mazda 6 cũng chỉ có giá khoảng 1 tỷ đồng. Các dòng xe như Mazda2, Mazda3, BT-50 đều có giá dưới mức áp thuế.
Kia cũng tương tự, không có xe nào nằm trong tầm ngắm của thuế tài sản. Các dòng xe giá cao nhất như Optima, Sedona cũng chỉ có giá từ 1 tỷ đến gần 1,3 tỷ đồng/chiếc; các mẫu xe khác đều có giá thấp hơn.
Trong khi đó, các xe của Audi, BMW, Mercedes-Benz, Land Rover, Lexus, Volkswagen, Volvo... đều nằm trong nhóm xe bị đánh thuế tài sản. Đây là những dòng xe sang, có trị giá lớn nhưng được rất nhiều người yêu thích, sử dụng.
Đơn cử, với Lexus, toàn bộ dòng xe cao cấp này đều "dính" thuế tài sản nếu được áp dụng, bởi tất cả các dòng xe nhập khẩu này vào Việt Nam đã có giá thấp nhất là 2,3 tỷ đồng, giá cao nhất là Lexus LX570 có giá bán gần 8 tỷ đồng, giá lăn bánh vào gần 8,6 tỷ đồng.
Xe sang nhập “khó ở”, ô tô trong nước lại được bảo hộ?
Trên thực tế, không phải chờ đến khi có Nghị định 116 về điều kiện với ngành sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu ô tô, xe sang và xe nhập khó về Việt Nam mà ngay từ thời điểm khi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi có hiệu lực (Luật 106) có hiệu lực tháng 7/2016, xe sang đã khó vào Việt Nam do bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt cao - từ 60% đến 150%, tăng từ 30% đến 90% so với trước đây.
Đến năm 2017, khi Thông tư 20 về điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu hết hiệu lực, Dự thảo Nghị định 116 ra đời đã đưa ra nhiều điều kiện khắt khe và đến thời điểm có hiệu lực (17/10/2017), xe sang nhập khẩu dường như “mất hút” ở Việt Nam.
Nếu đánh thuế tài sản được chấp thuận, những người dùng xe sang bên cạnh chịu mức thuế TTĐB cao, lại phải gánh thêm số tiền từ 4,5 triệu đến gần 15 triệu đồng/năm (tuỳ theo giá từ 1,5 tỷ đồng đến khoảng 5 - 6 tỷ đồng/chiếc). Chính vì lý do này, có thể khiến xe sang, nhập khẩu sẽ ngày càng "khó ở" Việt Nam.
Trong khi đó, thị phần trong nước thuộc về phân khúc xe tầm trung có giá từ 500 đến 1,3 tỷ đồng. Với lượng xe nhập đang giảm mạnh, trong nước chủ yếu là xe lắp ráp do liên doanh, tư nhân làm chủ, điều này có nguy cơ cao giá xe khó giảm, các hãng bắt tay giữ giá với nhau.
Hiện Bộ Tài chính chưa đưa ra căn cứ nào để biện minh cho việc đánh thuế tài sản với xe có giá 1,5 tỷ đồng. Nếu mục tiêu là bù thu ngân sách hoặc để thu ngân sách thì đánh thuế xe 1,5 tỷ đồng khó thu về số ngân sách "ưng ý" bởi lượng xe tiêu thụ loại xe này không nhiều, trong khi đó doanh số bán xe của dưới 1,5 tỷ chiếm đa số.
Trường hợp đánh thuế tài sản ở mức giá xe ô tô trên 1 tỷ đồng về lý thuyết, thu thuế sẽ thu được nhiều hơn và dễ lý giải mục đích là “tăng thu ngân sách”. Tuy nhiên, nếu thu thuế tài sản xe trên 1 tỷ đồng thì đối tượng tác động là rất lớn, sẽ gặp sự phản ứng dữ dội từ phía người tiêu dùng và cả phía các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.
Nếu đánh thuế tài sản vào giá xe 1,5 tỷ đồng, mục đích nhắm tới là đối tượng người giàu, tiêu sang, là nhắm đến việc siết mạnh xe nhập khẩu và tạo hàng rào "phi thuế quan" để bảo hộ sản xuất trong nước.
Theo Dân Trí
Một chiếc ôtô nhập khẩu về Việt Nam đang phải chịu 15 loại thuế phí khiến số tiền bỏ ra mua xe gấp ít nhất 300% giá trị thực. Nếu tiếp tục thêm thuế tài sản, thì một chiếc xe ở mức chịu thuế 1,5 tỉ sẽ phải đóng thêm hằng năm 4,5 triệu đồng. Đây là thuế chồng thuế chứ không còn là nguy cơ nữa.
Một chiếc ôtô nhập khẩu về Việt Nam đang phải chịu 15 loại thuế phí khiến số tiền bỏ ra mua xe gấp ít nhất 300% giá trị thực. Nếu tiếp tục thêm thuế tài sản, thì một chiếc xe ở mức chịu thuế 1,5 tỉ sẽ phải đóng thêm hằng năm 4,5 triệu đồng. Đây là thuế chồng thuế chứ không còn là nguy cơ nữa.
Đại diện Tổng cục thuế cho rằng: "Chúng ta nhờ ơn xã hội nên mới có may mắn cơ hội kinh doanh và có sở hữu tài sản giá trị cao. Vậy nên, chúng ta vui vẻ đóng mấy đồng thuế có sao đâu".
Không chỉ nhà và đất, ô tô, du thuyền, tàu bay từ 1,5 tỷ đồng cũng trong danh sách có thể bị đánh thuế tài sản.
Ngoài những khoản thuế và phí như hiện hành, tới đây ô tô có thể còn phải gánh thêm thuế tài sản.