Theo bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ GTVT, thời gian vừa qua, có ý kiến đề xuất, cần quy định chủ xe phải có tài khoản ngân hàng để thực hiện các trách nhiệm dân sự về xử lý vi phạm giao thông, thu phí tự động... Vì vậy, nội dung này đã được đưa dự thảo để xin ý kiến.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất bổ sung khung pháp lý đối với các phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh; quản lý chất lượng, khí thải đối với xe mô tô; đồng thời xem xét việc quy định màu biển sổ xe để phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải.
Có thể sẽ luật hóa quy định chủ ô tô buộc phải có tài khoản ngân hàng để phục vụ việc xử phạt nguội
Đề xuất yêu cầu chủ xe ô tô phải có tài khoản ngân hàng đã được một số bộ và địa phương đề xuất từ lâu. Tuy nhiên, khi quy định này được luật hóa, chủ xe sẽ buộc phải chấp hành.
Trước đó, vào tháng 6-2018, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quy định về đăng ký xe, trong đó phải có tài khoản ngân hàng để khấu trừ đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được xử lý bằng hình thức phạt nguội.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam ủng hộ đề xuất trên. Theo ông Thanh, nên gọi đó là tài khoản giao thông để thực hiện thanh toán, nộp phạt giao thông, kể cả phạt nguội thông qua hình ảnh. Tài khoản này cấp cho chủ xe và có sự liên kết với các tài khoản ngân hàng khác nhau. “Có tài khoản này cũng sẽ giúp hạn chế tiêu cực trong xử lý vi phạm của các lực lượng thực thi nhiệm vụ”, ông Thanh bày tỏ.
Bên cạnh đó, việc xem xét quy định màu biển số xe để phân biệt xe kinh doanh vận tải với xe không kinh doanh vận tải cũng được đặt ra theo những đề xuất trước đây. Việc này xuất phát từ thực tế sử dụng xe cá nhân vào kinh doanh vận tải diễn ra phổ biến thời gian qua, gây ra sự lộn xộn trong hoạt động vận tải và bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh vận tải. Dự kiến, quy định này giúp phân biệt giữa xe kinh doanh vận tải và xe cá nhân ngay từ khi đăng ký biển kiểm soát.
Trong khi đó, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, đô thị cho rằng, không nên quá kỳ vọng vào việc lập tài khoản cho chủ sở hữu ô tô để giúp công tác xử phạt giao thông trở nên thuận lợi hơn mà cái chính vẫn là ý thức của người dân.
“Với những người chây ì, không chịu nộp phạt; có bắt họ lập tài khoản cả trăm triệu đồng, nhưng họ không đồng ý cũng khó làm gì được, ngân hàng nào dám tự động rút tiền? Còn với những người ý thức tự giác, trả qua tài khoản hay tiền mặt cũng như nhau”, ông Sanh nói.
Để giải quyết tận gốc vấn đề này, TS. Phạm Sanh đề nghị phải đưa ra những chế tài xử phạt thật nặng đối với những người vi phạm giao thông cố tình chây ì không nộp phạt.
“Không quan tâm xe mượn hay xe không sang tên, phải phạt thật nặng cả người bán và người mua xe không chịu sang tên, coi thường pháp luật. Nếu người bán không biết bán cho ai hoặc trong trường hợp khai ra người mua, nhưng không biết đang ở đâu cũng phải truy đến cùng, đưa ra tòa...”, TS Phạm Sanh đề xuất.
Theo An ninh Thủ Đô
Trong văn bản vừa gửi tới Cục Đăng kiểm, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương thực hiện việc xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo đúng quy định pháp luật, trình Bộ GTVT trước ngày 7/6.
Việc triển khai lắp đặt các trụ đá dọc vỉa hè tuyến phố Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) bước đầu ngăn chặn được các phương tiện dừng, đỗ sai quy định.
Trong trường hợp tài xế vi phạm luật giao thông đường bộ mà chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày dựa trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Khi Thông tư 02 có hiệu lực thì một số điều kiện trong đăng kiểm được thay đổi, trong đó đáng chú ý tới việc bỏ quy định phải đúng kiểu loại với đèn xe khiến nhiều người phấn khởi.
Những chính sách mới liên quan đến ngành ô tô có hiệu lực từ năm 2023 như thí điểm đấu giá biển số xe, học lái xe trên cabin mô phỏng,...