Tiềm lực tài chính là một lợi thế mạnh mẽ của BYD không chỉ tại thị trường nội địa mà ngay cả ở thị trường ở nước ngoài. Và khi xuất hiện tại Việt Nam, thương hiệu này đã nên những tranh cãi lớn khác với những hãng xe Trung Quốc khác từng cập bến tại Việt Nam.
Cụ thể, từ khi xuất hiện tại Việt Nam, đã có rất nhiều thông tin về doanh số của BYD khi được cho là hãng xe có doanh số bán chạy nhất toàn cầu, thậm chí là vượt mặt cả ông lớn Tesla. Đi kèm với đó là loạt thông tin về chất lượng xe, công nghệ vượt trội khiến người dùng hình dung đây là một hãng xe chất lượng, uy tín toàn cầu.
BYD công bố họ có doanh số 3.02 triệu xe bán ra toàn cầu trong năm 2023, tăng trưởng hơn 61% so với năm 2022. Nhưng kết quả này đã bảo gồm 1.4 triệu xe Ocean và Dynasty thuộc phân khúc xe lai hybrid, còn doanh số xe thuần điện chỉ 1.6 triệu xe, còn Tesla là 1.84 triệu xe trên toàn cầu.
Đáng chú ý doanh số của BYD phụ thuộc khá lớn tại thị trường Trung Quốc vốn đang hưởng rất nhiều chính sách cho xe điện. Còn ở thị trường quốc tế, BYD khá mập mờ khi ghi nhận mức tăng trưởng hơn 330%, thực tế chỉ 242.765 xe chiếm khoảng 8% so với 3 triệu xe. Điều này cho thấy doanh số của hãng này phần lớn phụ thuộc tại thị trường nội địa.
Thêm nữa, với số lượng sản xuất quá lớn trong khi nhu cầu sử dụng xe điện của người dùng đã có phần chững lại khiến cho việc “cung hơn cầu” xuất hiện. Từ đó lượng xe tồn kho, lưu kho liên tục đã buộc BYD phải có những kế hoạch khác trong đó việc mở rộng sang các thị trường đang phát triển.
Bên cạnh đó, truyền thông tại các thị trường lớn đều đồng loạt đưa tin khi nghi ngờ về chất lượng thật của BYD như sự xuống cấp của xe lưu kho, nhiều chi tiết bị cũ xước thậm chí là móp méo xuất hiện tại các nước như Indonesia, Nhật Bản, thậm chí là nấm mốc tại châu Âu hay bong tróc sơn, hư hỏng các chi tiết nhựa tại Thái Lan. Điều này cũng cho thấy vấn đề vận chuyển, bảo quản, kiểm soát chất lượng của BYD liệu có vấn đề, khi đây là nhưng việc có phần cơ bản?
Việc tồn kho quá nhiều cùng với các hàng rào thuế quan từ các thị trường lớn như Mỹ hay các nước châu Âu dựng lên đã buộc BYD đã có các động thái có thể xem là “phá giá” sản phẩm. Theo đó hãng xe này đã phải giảm giá hàng loạt, nhằm đẩy hàng tồn kho để thu hồi vốn đồng thời chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á vốn “dễ tính” hơn so với khách hàng các nước châu Âu đang có phần dè dặt sau các vấn đề về chất lượng xe.
Rõ nhất là ngay tại thị trường Thái Lan, với áp lực doanh số đã khiến nhiều mẫu xe rớt giá lên tới 30%. Cụ thể như tính từ cuối năm 2023, BYD Atto 3 vốn có giá quy đổi khoảng 848 triệu đồng thì đến nay chỉ còn khoảng 607 triệu đồng. Việc “điều chỉnh giá” trên đã buộc chính phủ Thái Lan phải lên tiếng yêu cầu Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng của nước này mở cuộc điều tra BYD.
Còn tại Việt Nam, BYD gây ấn tượng với 3 mẫu xe gồm Dolphin, Atto 3 và Seal khi liên tục tạo ra các hiệu ứng ban đầu mạnh mẽ, khi liên tục tổ chức các buổi lái thử quy mô lớn, trình diễn các công nghệ của bản thân mình. Nhưng sóng gió bắt đầu khi hãng chính thức ra mắt thị trường và công bố giá xe.
Trên mạng xã hội, không ít ý kiến bất bình về việc mở đầu buổi ra mắt mà sử dụng ngôn ngữ trình bày không phải là tiếng Việt hay tiếng Anh, thậm chí là không có phụ đề, phiên dịch khiến không ít người ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra và trình bày cái gì? Bên cạnh đó giá xe khi công bố cũng có phần cao hơn hẳn so với các đối thủ và chênh lệch khá nhiều so với thị trường Thái Lan.
Dù trình bày khá nhiều nhưng kế hoạch định hướng tại thị trường Việt Nam cũng khiến người dùng hoang mang mơ hồ với tuyên bố “không xây dựng hạ tầng trạm sạc” mà chỉ hướng dẫn khách hàng nên sạc tại nhà hoặc sử dụng từ các bên thứ 3 như EverCharge, EV One hay Charge+,….
Nếu khách hàng muốn sạc nhanh thì buộc phải đến các đại lý BYD, nhưng hiện mới chỉ có 36 đại lý và số lượng trạm sạc, trạm sạc nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào quy mô đại lý…? Điều này cũng khiến nhiều người e ngại bởi hầu hết đây là trạm sạc cho khách bảo dưỡng hay sử dụng dịch vụ của hãng. Điều này cũng vô tình tạo bất lợi cho tệp người dùng ở chung cư vốn không thuận lợi cho việc cắm sạc tại nhà.
Một vấn đề khác để thể hiện sự ràng buộc với thị trường Việt Nam là việc đặt nhà máy sản xuất cũng có phần mơ hồ. Trong một thông tin vào tháng 3 năm nay, BYD đã chốt Khu công nghiệp Phú Hà ở tỉnh Phú Thọ làm nơi xây nhà máy, nhưng thời điểm triển khai vẫn còn đang cân nhắc, và đến nay BYD lại không nhắc gì thêm về việc này.
BYD cũng dành một “bất ngờ” khác cho thị trường Việt Nam khi đã mở cửa nhà máy xe điện ở Thái Lan, cũng là nhà máy đầu tiên của hãng xe Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á vào hôm 4/7/2024 sau hơn 3 tháng vận hành. Đồng thời trong một phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã chia sẻ về việc BYD có kế hoạch đầu tư sản xuất ôtô ở Campuchia, thậm chí là mạng xã hội cá nhân của Thủ tướng cũng đề cập đến vấn đề này vào ngày 15/7/2024.
Rõ ràng những kế hoạch dài hạn khẳng định sự ràng buộc của BYD tại Việt Nam hiện vẫn chỉ là phát biểu và trên giấy, chứ chưa có một động thái thể hiện sự chắc chắn. Ngoài ra trên các hội nhóm mạng xã hội đều lan truyền thông tin việc mở rộng đại lý cũng đều là kinh phí, nguồn lực của người Việt từ mặt bằng, thiết bị, nhân lực….
Trước các sự việc và vấn đề ấy liệu BYD có dễ dàng rút lui khỏi Việt Nam trong trường hợp doanh số không như kỳ vọng. Ngay cả ông lớn như New Energy Holdings - NEH, công ty con của Tasco Auto vốn có tiềm lực mạnh nhưng cũng rút ra khỏi dự án đầu tư đại lý BYD trước cả thời điểm hãng ra mắt.
Cũng theo các thông tin thì hiện một số công ty chuyên về công nghệ đã tham gia đầu tư làm đại lý BYD, tuy nhiên với doanh số hiện chưa có gì chắc chắn, giá bán cao, chưa có sự ràng buộc thì liệu các đại lý này trụ được bao lâu, bởi chi phí, nguồn lực để vận hành đi vào hoạt động không hề nhỏ, chưa kể sự cạnh tranh từ đối thủ khác hiện đang rất mạnh về hạ tầng sạc và dịch vụ.
Như vậy bài toán của BYD khá nan giải ngay từ khi bắt đầu như yếu tố thương hiệu, hạ tầng trạm sạc, dịch vụ sau bán hàng, giá bán…. Vậy hãng sẽ làm gì và làm như thế nào để trấn an người dùng cũng như cho đưa ra một lý do để khẳng định sự ràng buộc, lấy được niềm tin của thị trường Việt??
Seagull là mẫu xe điện hoàn toàn mới của hãng BYD vừa được giới thiệu tại triển lãm Ô tô Thượng Hải 2023 hiện đang diễn ra ở Trung Quốc. BYD Seagull 2023 đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích từ khách hàng khi chỉ trong 24 giờ đầu tiên kể từ lúc hé lộ mở cọc hãng xe đã nhận lên đến 10.000 đơn hàng.
Hãng xe điện BYD vừa chính thức ra mắt mẫu xe BYD Atto 3 tại Malaysia. Hãng xe điện đến từ Trung Quốc sẽ có những hoạt động trải nghiệm lái thử trong vòng 1 tuần tại Bandar Malaysia.
Mẫu crossover điện dẫn động 4 bánh sẽ tới quốc gia Bắc Âu vào cuối mùa hè, hướng tới khách hàng gia đình, giá bán từ 70.100 USD.
Không đủ độ an toàn, chất lượng kém, kiểu dáng nhái, nhanh hỏng và đã mua thì không thể bán lại… Đó là những lý do khiến người tiêu dùng Việt tẩy chay những chiếc ôtô Trung Quốc.
Công ty Cổ phần F-Auto - nhà phân phối độc quyền BYD tại Việt Nam hiện đang ra mắt chương trình hỗ trợ khách hàng có nhu cầu mua xe BYD vay ngân hàng lên tới 70% giá trị xe, thời hạn là 4 năm.