Người Việt chuộng xe phổ thông, giá rẻ
Mercedes, Lexus, Ford hay BMW là những trường hợp điển hình của việc mất doanh số nhanh tại Việt Nam. 11 tháng đầu năm, Mercedes giảm 12%, Lexus giảm mạnh nhất 52%, Ford giảm hơn 21% doanh số so với cùng kỳ năm trước.
Đi ô tô cổ vũ cho Việt Nam đang thành trào lưu
Trong khi đó, hai hãng xe do Trường Hải lắp ráp là Kia tăng 30% về doanh số, Mazda cũng đạt 29%, đáng chú ý nhất là Honda doanh số 11 tháng đầu năm tăng hơn 109% so với năm trước, Mitsubishi doanh số tăng 40%, GM Việt Nam tăng 14%, Toyota có doanh số tăng thấp chỉ đạt 6%.
Cùng với đó Hyundai Thành Công cũng công bố doanh số rất cao, các dòng xe dưới 9 chỗ ngồi trở xuống đạt gần 50.000 chiếc, chiếm hơn 86%. Trong đó, hai dòng i10 và Accent có doanh số tốt nhất đạt lần lượt là 20.600 chiếc và 10.700 chiếc sau 11 tháng. Bình quân cứ 1.800 chiếc i10 được tiêu thụ/tháng và hơn 970 chiếc Accent được tiêu thụ mỗi tháng.
Lượng tiêu thụ của Mercedes tại Việt Nam hết 11 tháng năm 2018 đạt hơn 5.500 chiếc, giảm hơn 700 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Lexus tiêu thụ trong 11 tháng qua đạt hơn 390 chiếc, giảm hơn 419 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Doanh số Toyota, Mercedes và Honda bất ngờ giảm mạnh
Theo số liệu mà Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, Honda và Toyota - hai ông lớn xe hơi bán tại Việt Nam có doanh số bán hàng tháng 11 giảm so với tháng trước đó, đây là điều khá bất ngờ khi cuối năm thị trường xe đang vào mùa.
Xe sang ế khách, giảm doanh số
Cụ thể, doanh số bán xe của Toyota trong tháng 11/2018 đạt hơn 7.400 chiếc, giảm hơn 1.000 chiếc so với tháng 10. Còn Honda chỉ đạt hơn 2.900 chiếc, giảm hơn 500 chiếc so với tháng 10.
Trong khi hầu hết các hãng xe khác đều có doanh số tăng, việc doanh số hai hãng xe liên doanh lớn nhất ở Việt Nam giảm tiêu thụ là điều khá bất ngờ.
Hơn nữa, hiện Honda và Toyota có rất nhiều mẫu xe nhập từ Thái Lan và Indonesia, trong đó Toyota có mẫu các mẫu xe nhập là Fortuner, Wigo, Rush, Avanza, Hilux, Land Cruiser hay Innova Ventuner, cùng các dòng xe lắp ráp, sản xuất trong nước là Vios, Innova, Altis hay Camry.
Còn Honda, chủ yếu nhập các dòng xe CRV, Jazz hay HRV, Civic còn lại các xe trong nước vẫn chỉ là City.
Các dòng xe nhập về Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng tuy nhiên, việc giảm tiêu thụ trong tháng 11 được xem là điều khá bất ngờ. Theo tiết lộ một số đại lý xe hơi ở Hà Nội, lượng xe hai hãng xe trên vẫn cao song chủ yếu tập trung vào các dòng xe như Fortuner của Toyota hay CRV của Honda.
Trong tháng 10 và tháng 11/2018, lượng xe nhập từ Thái Lan và Indonesia về Việt Nam đột nhiên giảm, điều này dấy lên lo ngại hai chiếc xe trên tái diễn cảnh khan hàng, đẩy giá lên cao như cuối năm 2017.
Thị trường xe hơi Việt sắp bước vào bùng nổ
Dù năm 2018 đầy khó khăn và thách thức đối với các hãng xe nhập nói riêng và xe lắp ráp trong nước nói chung, tuy nhiên thị trường xe hơi Việt vẫn có sự tăng trưởng cực kỳ ấn tượng.
Đến thời ô tô hóa tại Việt Nam
Các tiêu chí đánh giá sự bùng nổ của thị trường xe dự trên sự gia tăng đáng nể của các ông lớn ngành xe, sự đa dạng các phân khúc, mức giá và đặc biệt sự cạnh tranh, sàng lọc trên thị trường ngày càng quyết liệt.
Sau Thaco - Trường Hải, Hyundai Thành Công, năm 2018 VinFast công ty con của Vingroup đã gây tiếng vang truyền thông khi đưa ra ba mẫu xe hơi tuyệt phẩm để giới thiệu với thế giới.
Ngay sau đó, hãng này công bố giá bán rất cạnh tranh đối với các đối thủ tại Việt Nam, ngay trong năm 2019, hàng loạt mẫu xe mới như Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0 sẽ đến tay người tiêu dùng. Thị trường xe hơi Việt Nam có thêm một ông lớn xe nội địa để đủ sức cạnh tranh với các đối thủ Honda, Toyoto, Ford đến từ Thái Lan, Indonesia.
Một điểm khá thú vị là năm 2018 là sự bùng nổ của các thương hiệu xe hơi tại Việt Nam khi hàng loạt dòng xe, mẫu xe được nhập "kho" ở Việt Nam. Ngoài những cái tên thất bại của Renault, UAZ... Những cái tên như Wigo, Rush, Avanza của Toyota, HRV, Brio hay Jazz của Honda đều là tân binh và được người tiêu dùng đón nhận.
Ở hướng khác, Thaco và Hyundai Thành Công cũng liên tục ra mắt các mẫu xe mới, cách tân động cơ như Kona của Thành Công hay Kia New Cerato của Thaco...
Năm 2018, thị trường xe hơi Việt ghi nhận sự lép vế của ông vua liên doanh xe hơi Việt là Toyota và Honda, họ đã phải chuyển hướng tăng nhập khẩu xe để cứu vãn doanh số và lượng bán đang giảm mạnh, đặc biệt là sự cạnh tranh quyết liệt ở mọi phân khúc, mọi đối thủ.
Hơn 700 xế hộp ra đường mỗi ngày, Việt Nam sắp "ô tô hóa"
Những tháng cuối năm, doanh số bán xe hơi tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt phân khúc dưới 9 chỗ ngồi trở xuống. Theo tính toán sơ bộ, trong tháng 11/2018, mỗi ngày có hơn 723 chiếc xe du lịch được bán ra, con số cao nhất so với bình quân nhiều năm trở lại đây.
Lượng mua sắm xe đang tăng cao ở Việt nam
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), chỉ riêng tháng 11/2018, doanh số bán xe dưới 9 chỗ ngồi tại Việt Nam đạt hơn 21.700 chiếc, chiếm hơn 71% lượng xe các loại tiêu thụ tại Việt Nam.
Doanh số xe dưới 9 chỗ tăng 2%, tương ứng lượng xe con tiêu thụ tăng hơn 450 chiếc so với tháng 10/2018.
Tổng quan, tính đến hết tháng 11/2018, tiêu thụ xe con dưới 9 chỗ ngồi đạt hơn 172.500 chiếc, tăng hơn 32.900 chiếc so với cùng kỳ năm trước, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm trước.
Trong hơn 193.688 chiếc xe lắp ráp trong nước tiêu thụ đến tháng 11/2018, lượng xe thương mại, xe chuyên dụng chỉ là hơn 21.173 chiếc, chiếm 10%, còn lại 90% là xe dưới 9 chỗ ngồi.
Trong khi đó, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam hiện chủ yếu là xe du lịch dưới 9 chỗ, chở người, lượng rất nhỏ xe khách, xe chuyên dụng và xe tải.
Theo tính toán của VAMA, hết tháng 11/2018, lượng xe lắp ráp trong nước tăng gần 18.800 chiếc, tăng 11% về lượng. Tuy nhiên, lượng xe nhập lại giảm khá mạnh hơn 9.600 chiếc, chỉ đạt gần 60.300 chiếc, giảm 14% so với năm trước.
Với hơn 172.500 chiếc xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi được bán ra, tính chung 11 tháng đầu năm 2018, tiêu thụ bình quân xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi chỉ đạt 522 chiếc/ngày, riêng tháng 11, lượng tiêu thụ xe đạt trung bình cao nhất năm với hơn 723 xe/ngày.
Trong khi đó, bình quân tháng 11/2017, lượng xe tiêu thụ chỉ đạt hơn 425 chiếc/ngày. Cả năm 2017 - 2016, hai năm thị trường xe hơi Việt Nam có sự bùng nổ lớn nhất, lượng mua xe bình quân/ngày vẫn thấp hơn so với năm nay. Cụ thể, năm 2017, mỗi ngày người Việt chỉ mua 428 chiếc xe; năm 2016 con số này là 500 chiếc xe/ngày.
Theo Dân Trí
Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất ôtô Việt Nam mới tự làm được những phần như săm, lốp, ghế ngồi, bộ dây điện... có hàm lượng công nghệ thấp.
Ngày 14/1, Ford Việt Nam chính thức công bố khoản đầu tư bổ sung, trị giá 82 triệu đô la Mỹ (tương đương hơn 1.900 tỷ đồng) để nâng cấp nhà máy lắp ráp Hải Dương. Dự kiến, công suất nhà máy sẽ được nâng từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm.
Trái với kỳ vọng năm 2019 sẽ đạt mức tăng trưởng rất cao (trên 30%), thị trường ô tô hiện chỉ đạt tăng trưởng khoảng 15-20%. Trong khi sản xuất ô tô trong nước tăng lên, ô tô nhập khẩu "tràn" vào do chính sách thuế của các Hiệp định FTA, dẫn đến thị trường ô tô rơi vào cảnh thừa, lượng tồn kho bắt đầu xuất hiện.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp, đa số chưa đạt mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu & Phân tích, thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Vietinbank thực hiện mới đây cho thấy: Năng lực cạnh tranh ngành ô tô Việt Nam còn rất yếu so với nhóm 4 nước sản xuất, lắp ráp ô tô lớn trong khu vực.