Đã đến lúc ngành công nghiệp ôtô của VN cần chuyển hướng, tập trung vào thế mạnh của thị trường nội địa.
Ngành công nghiệp ôtô đóng vai trò quan trọng đối với ASEAN, sản xuất ôtô của ASEAN đa số nằm ở Thái Lan, sau đó mới đến Indonesia và Malaysia. Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, Hàn Quốc thâm nhập thị trường này từ nhiều năm qua.
Khoảng cách giữa sản lượng ôtô của VN và các nước khác trong khu vực quá lớn. Trong khi Thái Lan có thể sản xuất 2,3 triệu chiếc/năm thì VN trong năm 2016 chỉ mới đạt 400.000 chiếc xe.
Mức đầu tư cũng như nỗ lực để cân bằng khoảng cách đó vượt quá tầm tay đối với VN hiện nay.
Sau nhiều năm mở cửa, chào đón những nhà đầu tư nước ngoài, tỉ lệ nội địa hóa với ôtô lắp ráp tại VN chỉ trong khoảng 10% đến 30%, quá thấp để có đủ điều kiện được giảm thuế trong các nước khu vực ASEAN, cũng như hưởng ưu đãi thuế từ hầu hết các hiệp định thương mại tự do khác.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô VN ước tính khả năng tiêu thụ ôtô tại VN sẽ lên gần 300.000 chiếc đến năm 2020.
Thị trường sẽ phát triển, nhưng câu hỏi là liệu mức tăng trưởng này có đủ lớn để bù đắp chi phí đầu tư vào xây dựng cơ sở sản xuất ôtô tại VN trong khi các nhà đầu tư đã có cơ sở ở các nước lân cận.
Toyota, BMW hay Mercedes... sẽ cân nhắc các yếu tố khác nhau khi quyết định đầu tư vào một thị trường mới như dân số, thị trường, hạn mức...
Năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp ôtô VN.
Những thông tin các hãng xe hơi nước ngoài đang muốn thu hẹp mảng lắp ráp của mình tại VN và tăng nhập khẩu xe hơi là câu chuyện cho thấy ngành công nghiệp xe hơi VN đang gặp thách thức không nhỏ.
Vậy VN cần làm gì đối với ngành công nghiệp ôtô? VN không thể theo đuổi giấc mơ trung tâm sản xuất ôtô nhưng vẫn còn cơ hội để trở thành trung tâm cung ứng linh kiện, bộ phận ôtô.
VN đang sở hữu những lợi thế về chi phí thấp và cần tận dụng chuỗi cung ứng nội khối, cung cấp phụ tùng ôtô cho các cơ sở sản xuất ở nước khác.
Theo cách này, VN có thể phát triển ngành sản xuất phụ tùng và tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Và khi ngành sản xuất phụ tùng ôtô phát triển mạnh, VN hoàn toàn có thể nghĩ đến việc xuất khẩu sang các nước khác như Indonesia để lắp ráp.
Tất nhiên để đạt đến mục tiêu xuất khẩu ra thế giới, các sản phẩm phụ tùng xe cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Ngay cả Thái Lan, nơi đi trước VN hơn chục năm về ngành công nghiệp ôtô, vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu kỹ sư tay nghề cao.
Với việc Honda HR-V thế hệ mới dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay cũng như doanh số không khả quan do đại dịch, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã quyết định dừng bán phiên bản hiện tại ở Anh Quốc, theo sau là một số quốc gia châu Âu khác.
Honda CBR150R 2021 hoàn toàn mới vừa được trình làng có giá khởi điểm rất hấp dẫn, tạo ra sức hút mạnh với dân tập chơi.
Doanh số cả năm giảm 7,5% so với 2019, nhưng Mercedes vẫn là thương hiệu hạng sang ăn khách nhất thế giới.
Ford, Toyota, Nissan, Volkswagen, Honda và FCA đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất ô tô do thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn trên toàn thế giới.
Tesla đang muốn mở một studio thiết kế đúng nghĩa ở Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, và thiết kế những chiếc xe chạy điện dạng "đo ni đóng giày" cho khách hàng Trung Quốc.
625,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
630,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
630,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
Thương lượng
Cà Mau
Hyundai Đầu kéo