Thông tư 20 của Bộ Công Thương có hiệu lực từ 26/6/2011 quy định siết chặt nhập khẩu xe ngoại đã khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô bị khép cửa nhập khẩu hoàn toàn.
Theo thông tin từ bộ Công Thương, vừa qua, đã có ít nhất 4 doanh nghiệp nhập khẩu gửi văn bản xin xem xét việc đã được ủy quyền phân phối xe chính hãng tại Việt Nam. Các trường hợp này liên quan các hãng xe quen thuộc ở Việt Nam như Toyota, Mazda, Nissan. Tuy nhiên, hồ sơ của các đơn vị này đều không đủ điều kiện.
Ví dụ, gần đây nhất là trường hợp công ty TNHH &TM du lịch Nghiêm Phát tại Hà Nội có văn bản hôm 1/ 3 muốn làm phân phối xe Toyota.
Bộ Công Thương cho hay, công ty Toyota Motor Corp từ Nhật Bản đã có công thư gửi Bộ khẳng định, chỉ có công ty Ô tô Toyota Việt Nam được chỉ định là nhà phân phối duy nhất được quyền nhập khẩu và phân phối xe Toyota trên lãnh thổ Việt Nam. Hãng xe này chưa cho phép bất cứ cá nhân hay pháp nhân nào được quyền phân phối nhập khẩu các loại xe thuộc sở hữu của Toyota Motor Corp, bao gồm cả xe Lexus và xe Scion. Đến thời điểm này, Bộ cũng chưa nhận được thông báo nào từ hãng xe Toyota Nhật Bản về việc thay đổi hay bổ sung nhà nhập khẩu phân phối xe tại Việt Nam.
Nhập khẩu xe ngày càng khó khăn (ảnh minh họa: Phạm Huyền)
Một trường hợp khác là công ty CP TOPCARS Việt Nam, trụ sở ở Hà Nội muốn nhập xe Mazda từ công ty Mazda Đài Loan. Tuy nhiên, TOPCARS Việt Nam vẫn chưa xuất trình đủ giấy tờ chứng minh, công ty đối tác Đài Loan được quyền phân phối chỉ định nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm của hãng Mazda này tại khu vực Việt Nam. Tương tự, công ty CP thương mại Nghệ An xin nhâp khẩu xe Nissan từ công ty Dongfeng Nissan Motor hay công ty TNHH quốc tế Kars Hải Phòng nhập xe Nissan từ công ty Yulon Nissan Motor cũng không có đủ giấy tờ chứng minh đủ điều kiện.
Theo thông tư 20, chỉ những doanh nghiệp được chính hãng ủy quyền phân phối sản phẩm ô tô của hãng tại Việt Nam mới được phép nhập xe bán tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp sẽ phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền phân phối này khi làm thủ tục thông quan xe, ví dụ như hợp đồng đại lý, hợp đồng phân phối ký với doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu xe hoặc giấy ủy quyền, giấy chỉ định của nhà sản xuất xe cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, nhiều mẫu xe Toyota tại Việt Nam được phân phối dưới dạng nhập khẩu chính hãng sẽ có sự điều chỉnh về giá bán theo chiều hướng tăng.
Đây có thể xem là các bước đi trong việc thay đổi về cấu trúc hoạt động của hãng tại thị trường Việt Nam, dù trước đó được gia hạn thuê đất thêm 5 năm.
Việt Nam đã chi khoảng 2,94 tỷ USD để nhập khẩu 142.800 ô tô nguyên chiếc trong 10 tháng đầu năm, con số này tăng 37,5% về số lượng và tăng 19,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô quốc tế từ Trung Quốc và Đức đã giảm mạnh vào thứ Tư vừa qua do lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể tăng thuế nhập khẩu ô tô dưới thời Tổng thống tái đắc cử Donald Trump.
Ngoài việc tăng thuế các mặt hàng châu Âu nhập vào Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã phát đi yêu cầu các hãng xe điện nước này tạm ngừng các kế hoạch đầu tư vào các thị trường châu Âu.