Ở chiều ngược lại, trong bối cảnh gần 3 tháng mà chỉ có vỏn vẹn 400 chiếc xe dưới 9 chỗ được nhập về Việt Nam, nhiều người đã đặt mua xe nhập hoặc đang có ý định mua lo sợ các đại lý dùng chiêu khan hàng đẩy giá, bóc tách phụ kiện thu thêm tiền.
Đặt cọc, đợi xe về, vẫn sợ bị thu nhiều tiền phụ kiện
Theo một số người chuyên về xe nhập khẩu nguyên chiếc, trường hợp xe nhập tiêu chuẩn các nước về thường là bản đủ các thiết bị, phụ tùng (full options). Tuy nhiên, nếu là dòng xe nhập theo diện lắp ráp hoặc nhập trong khu vực như từ Thái Lan, Indonesia sẽ bị bóc tách một số phụ kiện để bán riêng (bản thiếu). Thường khách phải trả thêm tiền nếu muốn được trang bị thêm các phụ kiện này.
Theo anh Mạnh, bán hàng xe CRV tại Tây Hồ cho biết, các phụ kiện dành cho loại xe này như: vỉ che mưa, lát cốp sau, bậc cửa trong, thảm lót sàn… được bán khá mạnh. Đây là những thiết bị bán kèm theo xe nhưng khi nhập về được đại lý bán riêng, thu tiền riêng.
Ngoài ra, hiện các doanh nghiệp nhập xe hơi trong nước còn đặt xe theo tiêu chuẩn riêng mỗi nước. Theo đó, có thể các phụ kiện chính sẽ bị cắt đi như: túi khí phía dưới hành khách phía sau, túi khí treo phía trên 2 hàng ghế trước và sau… có thể bị cắt bỏ, chỉ còn 4 túi khí cho người lái và cho khách ngồi trong xe.
Ngoài ra, hệ thống phân phối âm thanh, sưởi đèn kính, các tiện ích đi kèm hỗ trợ giải trí đa nhiệm khác cũng bị cắt giảm đi chỉ còn số ít hoặc chỉ để làm tượng trưng.
Theo anh Mạnh, với giá giảm chắc chắn các thiết bị xe sẽ phải lắp thêm về thiết bị phim cách nhiệt kính xe, hệ thống chống ồn, dây bảo vệ hệ thống điện xe… Thường để chiếc xe lăn bánh, người mua sẽ phải chi thêm tối thiểu là 15 triệu đồng, cao hơn là 30 đến 50 triệu đồng để sắm thêm phụ kiện từ các đại lý.
“Với dòng xe mới ra thị trường sẽ chưa có thiết bị phụ kiện nhiều nên giá rất đắt, còn đối với các đồ trang trí như bọc da vô lăng, độ pô, chống ồn xa… phải đợi ít nhất mấy tháng mới có thể có đồ trang trí nhập về được. Rất có thể, lúc đầu giá các loại phụ kiện sẽ bị đẩy lên cao, sau rồi mới giảm giá trở lại”, anh Mạnh cho biết.
Mới mua chiếc xe từ trước Tết tại đại lý chính hãng ở Hà Nôi, anh Minh (quê Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho biết phải “bấm bụng” trả ngoài 30 triệu đồng để làm các dịch vụ làm đẹp cho xe từ đại lý.
“Nhân viên bán xe rất khéo đánh vào tâm lý, ngoài các bảo hiểm được giới thiệu họ tư vấn cách để trang bị thêm cho xe mới được yên tâm mọi mặt. Tâm lý người mua xe bỏ tiền trăm, tiền tỷ mua xe muốn xe hoàn hảo nhất đều tặc lưỡi đồng ý, đến khi thanh toán, số tiền bất ngờ bị tăng rất cao”, anh Minh nói.
Giảm nhiều nhưng giá xe vẫn cao
Có thể nói từ năm 2017 cho đến nay, giá xe hơi được loan truyền giảm có mẫu xuống hàng trăm triệu đồng, song với những người mua xe phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hoặc cho gia đình thì các xe vẫn không giảm là mấy.
Để lăn bánh với dòng hatchback 4 chỗ, cộng mọi thuế phí, lắp phụ kiện đồ trang trí xe đi được cũng thấp nhất là trên 450 triệu đồng, xe bản đủ dòng sedan cũng phải từ 500 đến 600 triệu đồng như Kia Morning, Hyundai i10 hay Toyota Vioss, Mitsubishi Attrage, Mirage, Nissan Sunny.
Các dòng sedan tầm trung thì cũng phải giá từ 600 đến 800 triệu đồng, giá lăn bánh này chủ yếu là dòng cho các loại xe như Kia Cerato, Mazda 3, Hyundai Elantra, Ford Focus hoặc có thể chọn 1 số dòng xe SUV, Crossover loại Ford EcoSport, Hyundai i20 hay Chevrole Trax hay Hyundai Tucson…
Trên thực tế, với mức thu nhập hiện nay thì bỏ ra số tiền từ 500 triệu đến 800 triệu đồng là số tiền không nhỏ đối với cá nhân và gia đình, mức giá này vẫn được xem là cao so với mức thu nhập của nhiều người dân kiếm được. Bên cạnh đó, các mẫu xe từ 300 đến 500 triệu đồng trở xuống dù đã được bổ sung một số dòng xe nhưng vẫn ít có sự lựa chọn cho người dùng mới, ít tiền và muốn đổi chiếc xe che “nắng, che mưa” được.
Ông Nguyễn Tiến Quản, khu tập thể D1/C2, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội cho biết: Có nhu cầu mua xe mới trong khả năng hơn 400 triệu nhưng có ít sự lựa chọn, trong khi đó những dòng chở cả gia đình thì với số tiền quá cao. Nhiều thông tin giá xe giảm đi nhưng chủ yếu giảm ở phân khúc cao cấp, trung cấp khó bán, còn phân khúc xe giá từ 400 đến 600 triệu thì không hề giảm giá.
Theo VAMA, năm 2017, lượng xe sedan bán ra vẫn chiếm đầu bảng phân khúc xe dưới 9 chỗ ngồi ở Việt Nam, trong đó chủ yếu phân khúc dành cho các dòng xe nhỏ được người dân chọn lựa. Phân khúc xe đa dụng cao cấp hơn như SUV, Crossover hay MPV được tiêu thụ ngày càng tăng lên, trong khi đó xe bán tải Pickup đứng vị trí thứ 2 về doanh số.
Trong mùa mưa, việc lựa chọn những phụ kiện chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông là điều cần thiết.
Váy và áo chống nắng được xem là vật bất ly thân của chị em mỗi khi ra đường, đặc biệt là trong thời tiết nắng gắt hiện nay. Tuy nhiên món đồ này lại tiềm ẩn những nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn chết người.
Sau các thỏa thuận, Vietmap chính thức trở thành đơn vị phân phối độc quyền mẫu màn hình Teyes CC3 2K 360 thế hệ mới tại thị trường Việt Nam.
Nhà phân phối sản phẩm Zestech đã tổ chức sự kiện gặp gỡ giao lưu với đối tác phân phối và đại lý đồng thời đưa ra công bố gói kích cầu nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn.
Để trả lời cho câu hỏi: “Những phụ kiện nào nên được lắp thêm khi mua ô tô mới?” hay “Có nên lắp phụ kiện cho xe khi mới mua không?” thì trong bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời để giúp bạn đưa đến quyết định nhanh chóng và chính xác.