Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại hồi tháng 12/2009, Joe Hinrichs từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại tập đoàn GM và Ford. Hiện tại, ông là một trong hai ứng cử viên hàng đầu vào vị trí Tổng giám đốc Ford Motors.
Ông nhận xét: “Tôi thấy thật thú vị là trong khi ngành công nghiệp ôtô Thái Lan và Indonesia, hai nước cùng trong khu vực Đông Nam Á, đang tăng trưởng với tốc độ tên lửa thì công nghiệp ôtô Việt Nam lại… rơi với tốc độ tên lửa. Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, cơ bản là vì các chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam chưa hợp lý”.
Ông có thể đưa ra những đánh giá cụ thể hơn?
Tại hầu hết các nước phát triển, doanh nghiệp thường chỉ quyết định đầu tư sau khi có kết quả nghiên cứu về cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng chung, chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư, hỗ trợ cho người tiêu dùng trong xã hội.
Một trong những điều quan trọng nhất là đoán trước được tính nhất quán của chính sách và thị trường, ít nhất là cho giai đoạn 4 - 5 năm.
Nhưng ở Việt Nam, sự thay đổi lại diễn ra hàng năm, thậm chí hàng tháng. Những thay đổi liên tục và các quyết định điều chỉnh thuế, lệ phí làm các nhà đầu tư bối rối vì không biết thị trường và ngành công nghiệp ôtô sẽ đi về đâu.
Thái Lan là một điển hình, nơi Ford là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai. Trong những năm qua, Thái Lan có sự thay đổi chính phủ khá thường xuyên, song chính sách hỗ trợ đầu tư và những chính sách khác lại rất nhất quán, không thay đổi. Tại Trung Quốc, cách đây 10 năm, nước này đã xác định ôtô sẽ là một trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế. Từ đó họ đã đưa ra những chính sách hỗ trợ hết sức tích cực và ổn định nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô.
Đưa ra những ví dụ trên để thấy rằng tiềm năng tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư lâu dài cũng cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc giữ ổn định các chính sách hỗ trợ đầu tư và thuế.
Vậy đã bao giờ Ford thảo luận với Chính phủ Việt Nam về vấn đề này chưa?
Chưa, nhưng có thể tôi sẽ phải lên kế hoạch sớm.
Tôi nghĩ, đây chỉ là thảo luận về việc nên ưu tiên ở đâu và ưu tiên thế nào. Ở phần lớn các nền kinh tế trên thế giới, sự sụt giảm tới 40% của ngành công nghiệp ôtô sẽ gây ra một nỗi hoảng sợ cho nền kinh tế. 40% là một sự giảm sụt lớn, thậm chí lớn hơn cả sự sụt giảm của châu Âu. Vì vậy theo tôi, đối thoại với Chính phủ về vấn đề này là một cuộc đối thoại cần thiết cho tất cả chúng ta trong thời điểm hiện tại.
Dĩ nhiên, tôi rất tôn trọng các quyết định của Chính phủ. Có thể khi chọn ưu tiên nào đó, Chính phủ cũng đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Tôi chỉ có thể đưa ra quan điểm của mình từ góc nhìn của ngành công nghiệp ôtô. Các nền kinh tế khác trên thế giới đều kêu gọi hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp ôtô cũng như phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến ngành ôtô vì những yếu tố này liên quan đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nhiều ý kiến từng cho rằng, đang có một nghịch lý là trong khi Việt Nam xác định công nghiệp ôtô là một trong những ngành mũi nhọn thì nhiều chính sách liên quan lại có xu hướng o ép. Cá nhân ông thấy thế nào?
Gần 20 năm trước, Chính phủ Việt Nam đã xác định vai trò của ngành này và bởi thế mới kêu gọi, thu hút được rất nhiều tập đoàn ôtô vào đầu tư. Nhưng càng về sau lại càng có nhiều hạng mục thuế và các gánh nặng chi phí khác “ăn” vào giá xe khiến giá bán ôtô tại Việt Nam ở mức rất cao.
Tôi thấy cần thiết phải nói chuyện với nhau rất cởi mở rằng, chúng ta có xác định công nghiệp ôtô là ngành chủ chốt để phát triển nền kinh tế hay không? Nếu có thì chính sách sẽ phải thay đổi để hỗ trợ. Ford rất mong muốn được tham gia thảo luận những vấn đề này cùng Chính phủ.
Tôi hiểu rằng mỗi chính phủ đều có những trọng trách và khó khăn rất lớn để xây dựng nền kinh tế. Rất dễ dàng cho tôi khi đưa ra quan điểm từ góc nhìn của ngành công nghiệp ôtô vì tôi đang làm trong lĩnh vực đó, nhưng sẽ rất khó khăn cho tôi để nhìn từ góc độ của giáo dục, y tế…, những lĩnh vực mà Chính phủ phải bao quát hết.
Là một nhà sản xuất ôtô, Ford mong muốn có một chính sách rõ ràng, minh bạch và ổn định để có thể nhìn trước được toàn cảnh sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô, từ đó đưa ra những kế hoạch đầu tư hợp lý.
Công nghiệp hỗ trợ ôtô đang là một bài toán khó đối với Việt Nam, với Ford, các ông có kế hoạch gì không?
Vấn đề nằm ở quy mô thị trường.
Nguyên lý ở đây là, hoặc thị trường nội địa phải có sản lượng đủ lớn để có thể thu hút thêm các nhà đầu tư sản xuất phụ tùng và linh kiện, hoặc thị trường phải có một quy chế hỗ trợ nhất định để có được lợi thế về mặt giá cả và chi phí.
Câu chuyện này đưa chúng ta trở về vấn đề nền tảng đã được bàn bạc rất nhiều là vị trí của ngành ôtô trong nền kinh tế Việt Nam. Tôi mới làm việc tại Ấn Độ, Nam Phi và một số nước khác, ở đâu các chính phủ cũng kêu gọi mạnh mẽ sự đầu tư vào ngành ôtô và có những chính sách ưu đãi nhất định để thu hút đầu tư.
Ford đã đóng cửa hai nhà máy tại châu Âu và Phillipines, còn tại Việt Nam?
Ngược lại, chúng tôi đang có kế hoạch đầu tư thêm vào Việt Nam. Chúng tôi lập kế hoạch đầu tư và kinh doanh tại các địa phương theo chiến lược dài hạn 5 năm. Và trong vòng 5 năm tới, Ford đang có nhiều kế hoạch sản phẩm mới tại đây.
Từ 1/7/2023 sẽ có nhiều chính sách mới dành cho xe ô tô bắt đầu có hiệu lực như giảm phí trước bạ, thí điểm biển số,….
Các mẫu xe thuộc các thương hiệu như Kia, Mazda, Peugeot và BMW vẫn giữ các ưu đãi trước đó kết hợp với việc hỗ trợ lệ phí trước bạ giảm 50% giúp người mua được hưởng lợi khá nhiều.
Hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước, quản lí biển số theo định danh, đấu giá biển số online... là những chính sách có hiệu lực kể từ ngày 1/7 tới. Bên cạnh mục tiêu điều tiết thị trường, đây là những chính sách đáng chú ý và ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng ô tô.
Những chính sách mới liên quan đến ngành ô tô có hiệu lực từ năm 2023 như thí điểm đấu giá biển số xe, học lái xe trên cabin mô phỏng,...
Trong tháng 10/2022 sẽ có một số chính sách đáng chú ý và bắt đầu có hiệu lực liên quan đến ngành ô tô.