Tổng cục đường bộ Việt Nam mới đây đã có văn bản chỉ đạo đến các sở GTVT chuẩn bị cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết để triển khai việc đào tạo và sát hạch lái xe ô tô số tự động cho người có nhu cầu.
Đây là chủ trương được cho là phù hợp với thực tế số lượng lớn ô tô trang bị số tự động được sử dụng ngày càng nhiều, nhu cầu được cấp phép vì thế cũng lớn. Để hoàn tất một khóa học đào tạo và cấp bằng lái xe ô tô số tự động hạng B1, học viên sẽ mất khoảng thời học lý thuyết như số sàn là 136 giờ. Trong khi đó giờ thực hành được rút ngắn còn 340 giờ so với 420 giờ của số sàn.
Bằng lái số tự động hạng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Đồng thời, người có bằng lái ô tô số tự động sẽ không được điều khiển ô tô số sàn.
Các cơ quan quản lý sẽ mạnh tay để xử lý các phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng trong thời gian tới đây. Người sử dụng sẽ bị phạt tiền đồng thời tước giấy phép lái xe trong một thời gian.
Rất nhiều trường hợp tài xế lưu thông trên đường nhưng vô tình quên giấy phép lái xe ở nhà, trong trường hợp bị Cảnh sát giao thông (CSGT) dừng xe yêu cầu kiểm tra do phát hiện vi phạm luật giao thông. Trường hợp này sẽ bị xử phạt ra sao và trình tự giải quyết như thế nào?.
Quên không mang theo hoặc cố ý điều khiển xe khi chưa có bằng lái cùng một số trường hợp vi phạm khác đều bị xử phạt với mức phạt dao động có thể lên tới 12 triệu đồng.
Khi chuyển nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, 650 cán bộ ngành giao thông cần sắp xếp, còn ngành công an "chỉ thêm nhiệm vụ, không tăng biên chế".
Trên mạng xuất hiện một số trang web có giao diện tương tự với trang thông tin điện tử GPLX do Tổng cục Đường bộ VN quản lý.