Nội dung này được đề cập trong báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung lớn, còn nhiều ý kiến tham gia của dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Báo cáo do Bộ trưởng Công an Tô Lâm thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng, ký gửi Quốc hội.
Ngành giao thông phải sắp xếp lại 650 cán bộ
Trước đó, khi bàn về dự án Luật Đảm bảo trật từ ATGT đường bộ (được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ), nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc tách luật và chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe (GPLX) từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Về ý kiến băn khoăn các lĩnh vực khác như đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không có tách như Luật Giao thông đường bộ, Chính phủ giải thích trật tự, an toàn giao thông đường bộ có diễn biến phức tạp nhất và đang phát sinh nhiều bất cập, bức xúc nhất.
Theo báo cáo của Chính phủ, tai nạn giao thông đường bộ chiếm hơn 95%; vi phạm về trật tự, đường bộ rất phổ biến, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số hành vi vi phạm của các lĩnh vực giao thông, với gần 60 triệu trường hợp bị phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, đường bộ là nơi diễn ra nhiều hoạt động phạm tội, các vấn đề về an ninh, trật tự và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Vì vậy, Chính phủ đã giao các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu để xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Với các lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ căn cứ vào tổng kết đánh giá khoa học và yêu cầu của thực tiễn, báo cáo với Quốc hội để sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Về việc chuyển nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, Chính phủ cho biết đã giao Bộ Công an có báo cáo đánh giá tác động của việc này để báo cáo Quốc hội.
Chính phủ cũng đánh giá một số tác động khi chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp GPLX. Trước hết, về biên chế và tổ chức bộ máy, Bộ GTVT có tổng số 64 đơn vị trực tiếp làm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
Hiện tại, Bộ GTVT có biên chế 650 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý đào tạo, tổ chức sát hạch, cấp, quản lý GPLX. Do đó, khi chuyển giao, ngành giao thông chỉ phải bố trí sắp xếp lại 650 biên chế theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm nguồn nhân lực.
Đối với Bộ Công an được bố trí ở 4 cấp (bộ, tỉnh, huyện, xã), trong đó đã bố trí cán bộ làm công tác đăng ký và quản lý phương tiện theo 3 cấp (bộ, tỉnh, huyện), gồm 769 đầu mối. Vì vậy khi thêm thẩm quyền này, ngành công an chỉ thêm nhiệm vụ, không tăng biên chế, đủ điều kiện tiếp nhận công tác chuyển giao từ 64 đầu mối của ngành GTVT.
Đầu tư hơn 700 điểm đăng ký quản lý phương tiện
Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết tổng số cơ sở đào tạo lái xe trên toàn quốc là 340, trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ là 137. Các cơ sở này cơ bản được xây dựng theo hình thức xã hội hóa nên việc thay đổi cơ quan quản lý không ảnh hưởng, các cơ sở sẽ tiếp tục được sử dụng.
Đội ngũ giáo viên dạy lái đã được cấp giấy chứng nhận sẽ tiếp tục được tham gia công tác đào tạo lái xe nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Ngoài ra, để phục vụ công tác quản lý, Bộ Công an đã đầu tư, triển khai và lắp đặt hệ thống hơn 700 điểm đăng ký quản lý phương tiện tại 63 địa phương, phân cấp quản lý thành 3 cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện; xây dựng phần mềm quản lý giấy phép lái xe và phần mềm in giấy phép lái xe trên chất liệu nhựa tại 63 công an các địa phương để cấp và quản lý GPLX trong công an nhân dân.
Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ định hướng khi chuyển giao nhiệm vụ, công tác quản lý GPLX sẽ được phân cấp đến công an cấp huyện, việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại của người dân sẽ được thực hiện từ cấp xã.
Đồng thời, bộ sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ triển khai cấp, đổi GPLX trên cổng dịch vụ công, kết hợp tiếp nhận hồ sơ theo phương pháp thủ công dành cho người dân thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, địa bàn chưa phát triển về khoa học, công nghệ.
Chính phủ khẳng định việc chuyển giao cơ quan quản lý được xây dựng theo định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Lái xe tiếp tục sử GPLX đã cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc khi có nhu cầu đổi, cấp lại.
Người dân có thể nộp hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe qua Công an xã, tương tự như nộp hồ sơ về căn cước công dân.
Phục hồi điểm nếu 12 tháng không bị trừ hết điểm trong bằng lái
Về quy định điểm của giấy phép lái xe, Bộ trưởng Công an cho biết Chính phủ đã thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất đề xuất quy định trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe là biện pháp quản lý hành chính Nhà nước, không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Quy định này nhằm quản lý, giám sát quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe, từ đó tác động đến hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Theo quy định này, trong 12 tháng, người lái xe không bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi điểm nhằm khuyến khích người họ nâng cao và có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT đường bộ.
Theo Khoa học và Đời sống
Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai nghiêm cấm lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ công an can thiệp xử lý vi phạm giao thông.
Chiều nay 29/3, Bộ Công an công bố danh sách 21 bị can liên quan vụ bắt quả tang nhiều golfer đánh bạc ở trong khách sạn tại Vĩnh Phúc
“2 cháu đã chịu trận, đã xin rồi mà các chú hết gậy, đấm, đá, vụt thẳng mũ bảo hiểm vào đầu, vào gáy như vậy, quá dã man”
Thủ trưởng các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng đối với các dự chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.
Chiếc xe hạng sang màu trắng hiệu Lexus dừng đỗ sai quy định trên phố Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào sáng nay. Khi được tổ công tác liên ngành nhắc nhở, lái xe không những không chấp hành di chuyển mà còn… khoá xe bỏ đi.