Đồng thời kiến nghị cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đến hết quý 1-2021.
Theo Bộ Công thương, hiện nay tỉ lệ cung ứng linh phụ kiện trong nước đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn rất thấp, mới đạt bình quân khoảng 7-10%.
Một số dòng xe đã có tỉ lệ nội địa hóa khá tốt như các dòng xe tải đến 7 tấn đạt tỉ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đạt tỉ lệ nội địa hóa đến 40%.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn linh phụ kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô từ nước ngoài, đặc biệt là các linh phụ kiện có hàm lượng kỹ thuật cao.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, do tác động của dịch bệnh, kim ngạch nhập khẩu linh phụ kiện ngành ôtô ước đạt 907 triệu USD, giảm 7% về giá trị so với cùng kỳ 2019.
Cụ thể, với ngành sản xuất, lắp ráp ôtô thương mại (gồm ôtô tải và ôtô buýt) trong nước hiện nay chủ yếu nhập khẩu linh kiện từ phía Trung Quốc, trong đó có đến hơn 70% số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tải Việt Nam dựa vào nguồn linh kiện chính từ Trung Quốc.
Còn với ngành sản xuất, lắp ráp xe du lịch (xe con), hầu hết các dòng xe nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á.
Các quốc gia này hoặc đang là nơi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một số nhà máy sản xuất ôtô và linh kiện ôtô tạm đóng cửa hoặc có nguy cơ tạm đóng cửa, hoặc đều phải phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc để sản xuất linh phụ kiện Ấn Độ, Đông Nam Á.
Do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ ôtô trên thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt của ôtô nhập khẩu trong thời gian tới, tạm thời dự báo nhu cầu nhập khẩu linh phụ kiện ôtô trong năm 2020 sẽ không tăng so với năm 2019.
Vì vậy, thời gian để tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào của các ngành có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao như điện tử hay ôtô thường mất từ 3 tháng đến 1 năm.
Đến nay, đã có nhiều nhà máy sản xuất ôtô tại Việt Nam thông báo tạm dừng hoạt động do tác động của dịch COVID-19 như Ford, Toyota, Vinfast, Nissan...
Theo Tuổi trẻ
Trong tháng 7 các mẫu của xe Ford tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, một số mẫu xe lắp ráp trong nước sẽ được hưởng ưu đãi kép khi kết hợp với chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Daehan Motors vừa triển khai chương trình ưu đãi cho người dùng khi mua các dòng xe tải Teraco trong tháng 7 này.
Thông tư 44/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.
Dù hãng và đại lý có nhiều ưu đãi mạnh nếu xét giá trị thực còn tốt hơn cả hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ từ chính phủ sắp có hiệu lực nhưng doanh số bán hàng vẫn giảm mạnh.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.