Đó là tình trạng của chị Lý ở Tp Hồ Chí Minh và cũng không ít người vợ khác có phu quân thích tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, đôi khi vì sở thích hay những tình huống đi nhậu bất khả kháng.
Trong nhóm bạn của chị Lý có đôi vợ chồng cùng học chung phổ thông do vậy thường hay hẹn hò ăn uống tuy nhiên một thời gian quan sát đôi vợ chồng thì thấy mỗi lần tàn cuộc là chị vợ buộc phải cầm lái đưa chồng về khiến chị phải suy nghĩ về việc đi học lái xe vì vô tình tiếp tay cho chồng đi nhậu nhiều hơn.
Chồng chị Lý ngoài mối quan hệ bạn bè thân thuộc này còn nhiều mối khác khiến anh thường xuyên nhậu nhẹt với lý do tạo quan hệ làm ăn. Nhiều lần anh đã thúc giục chị đi học lái xe để có thể lái phụ chồng trong một vài tình huống nhưng khi nghĩ đến vợ chồng người bạn với hình ảnh chị vợ luôn là tài xế riêng sau mỗi cuộc vui đã khiến chị dẹp bỏ ý nghĩ học lái xe.
Cằn nhằn, khuyên bảo, nói đạo lý đủ cả nhưng cuối cùng ông chồng cũng không thể từ chối các lời mời gặp mặt từ bạn bè. Nói nhiều thì lại thành bất hòa đã khiến chị Lý quyết định không học lái xe nữa mặc dù trước đó đã rất hứng thú kể từ khi có ô tô riêng. “Tôi muốn anh ấy bớt nhậu nhẹt và có trách nhiệm hơn với chính bản thân và gia đình khi không còn chỗ dựa dẫm mỗi khi có hơi men”.
“Tưởng tượng đến cảnh phải tới tận nơi lái xe đưa chồng về thì đã thấy không hợp lý. Đôi khi nó còn dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Một lần không sao, hai lần không sao nhưng nhiều lần như vậy sẽ là vấn đề với gia đình, nên tôi quyết định không đi học lái xe để gia đình mình có thể rơi vào những trường hợp như vậy”, chị Lý nói.
Với mức phạt dành cho người lái xe có nồng độ cao đã tăng trong những quy định mới cũng khiến nhiều người cẩn trọng hơn trong việc nhậu nhẹt khi đi xe riêng. Thông thường với những cuộc vui có kế hoạch từ trước, nhiều ông chồng chủ động gọi Grab hay đi taxi cho an toàn thì cũng có những cuộc nhậu nhẹt đột xuất và không ít lần bạn bè của chị Lý tâm sự than phiền vì phải đến tận nơi cuộc vui để lái xe đón chồng về khi đã trong tình trạng “chân nọ đá chân kia”.
Mặc dù vẫn biết có thêm kỹ năng mới sẽ giúp ích nhiều hơn trong cuộc sống thời đại này nhưng chị Lý hay nhiều chị em có chồng thường xuyên đi nhậu khác vẫn quyết định không đi học lái xe để giảm thiểu phần nào các cuộc vui của chồng với mục đích bảo vệ sức khỏe, tránh những điều đáng tiếc xảy ra nếu gây tai nạn trong lúc say hay đơn giản chỉ là bị phạt bởi cảnh sát giao thông cũng phiền phức không kém.
Ở Việt Nam, việc một gia đình có ô tô thường bắt đầu nghĩ đến việc ngay lập tức cho vợ làm quen với vô lăng ô tô và cho tập lái thử mỗi khi có cơ hội thuận lợi về điều kiện vắng vẻ, tuy nhiên những trường hợp thực tế cho thấy, người thân cận hướng dẫn cho phụ nữ lái xe là hoàn toàn sai lầm.
Từ một người chắc chiu cho gia đình, gói ghém cần cù chỉ vì nghe theo lời người dưng mà bạn đời tôi thay đổi tính nết khiến ai cũng bất ngờ.
Bạn khen vợ hai có “cảm giác lái” khá tốt và chê mình chẳng biết hưởng thụ gì cả. Mơ màng chẳng hiểu gì cả dù đã lái xe gần 2 năm. Thế là phi ngay con xe ngang ổ gà dù trước đó đã canh rất kỹ.
Nhiều người than thở thu nhập 20 triệu đồng một tháng vẫn không đủ chi tiêu sinh hoạt. Vợ chồng tôi thu nhập cũng từng ấy, lại phải nuôi con nhỏ, hàng ngày đi làm bằng ô tô nhưng mỗi tháng vẫn tiết kiệm được 5 triệu đồng.