Động cơ Blue Core là con bài chiến lược của Yamaha trong cuộc đua với động cơ eSP của Honda, được giới thiệu từ năm 2012. Hai công nghệ này đều tập trung vào tăng cường hiệu suất đốt cháy nhiên liệu bằng việc thiết kế lại buồng đốt, giảm tổn hao động năng cùng khả năng kiểm soát mức độ nhiên liệu vào thời điểm đánh lửa.
Ưu điểm của Động cơ Blue-Core
Các kỹ sư của Yamaha thiết kế lại cổng nạp và buồng đốt trên động cơ Blue-Core nhằm đảm bảo hiệu ứng xoáy lốc cho hỗn hợp không khí nhiên liệu ở dải tốc độ từ thấp đến cao. Tỷ số nén của động cơ 11:1 giúp đạt hiệu suất nhiên liệu tốt, nhờ đó, góp phần tạo ra một động cơ với vòng tua thấp và mô men xoắn cao. Ngoài ra, thiết kế buồng đốt nhỏ gọn, hình bán cầu với tiết diện bề mặt nhỏ cũng được sử dụng để tăng hiệu năng đốt cháy nhiên liệu. Thời điểm đánh lửa cũng được tính toán kỹ lưỡng theo từng địa hình di chuyển.
Động cơ Blue Core có vòng tua máy cực thấp, khi xe dừng lại chạy không tải, xe sẽ êm ái tới mức không cần thiết phải tắt đi. Tại trạng thái không tải, động cơ Blue Core có thể hoạt động ở mức vòng tua máy 1.200 vòng/phút, thấp hơn đến 400 vòng so với các dòng xe hiện hành. Động cơ xe sẽ hoạt động êm ái, giảm lượng khí thải và tất nhiên là tiết kiệm nhiên liệu hơn. Yamaha chú trọng tới tối ưu hóa thiết kế cho Blue Core theo hướng giảm trọng lượng động cơ. Nhờ công nghệ đúc piston và xy lanh độc quyền DiASil, với hai thông số là đường kính, hành trình piston lần lượt là 54,2 và 57,9 mm, động cơ Blue Core nặng 32,1 kg đã bao gồm cần động cơ, nhẹ hơn thế hệ cũ hai kg.
Với xy lanh truyền thống, áp suất trong buồng đốt đẩy piston đi xuống, do góc nghiêng với tay biên nên tạo ra lực đẩy ngang cho piston, tạo ra ma sát lớn với thành xy lanh gây tổn hao công suất. Để giảm góc nghiêng giữa tay biên và piston ở thời điểm lực ép lớn nhất nên giảm được áp lực của piston lên thành xy lanh. + Cò mổ dạng con lăn: Cò mổ con lăn giảm ma sát giữa trục cam và cò mổ. Đem lại lợi ích: Giảm ma sát và làm cho động cơ hoạt động êm ái hơn; Giảm tải cho động cơ, tăng công suất động cơ.
Ở động cơ Blue-Core, hệ thống tản nhiệt có sự thay đổi cách mạng. Nhờ công nghệ đúc chính xác cao, các tấm tản nhiệt động cơ được làm mỏng từ 3mm xuống còn 2mm, với 7 tấm tản nhiệt trên diện tích 20mm, tạo vùng tản nhiệt rộng hơn. Sự kết hợp giữa quạt tản nhiệt hiệu suất cao, tấm hướng gió làm mát, vị trí của các miếng tản nhiệt với công nghệ đúc chính xác tạo nên diện tích vùng dẫn nhiệt rộng hơn. Khi hút gió, tốc độ tối đa của luồng khí làm mát khi đi vào động cơ là 20m/giây, tức 70 km/h.
Ngang tầm với Yamaha Janus và có thể cạnh tranh với Honda Vision ở Việt Nam, 2021 Yamaha Fino 125 Premium nhìn rất bắt mắt với thiết kế gọn gàng và trang bị khá ổn.
Mới đây, Yamaha Indonesia đã chính thức trình làng phiên bản 2021 của mẫu tay ga Yamaha X-Ride 125.
Honda Vision, Yamaha Janus, SYM Elizabeth, Suzuki Address, SYM Shark Mini, đâu là chiếc xe tốt nhất cho chị em với mức giá khoảng 30 triệu đồng?
Hiện tại tất cả các dòng sản phẩm của Yamaha đều được trang bị động cơ Blue Core, chính loại động cơ này đã mang tới thành công trên các mẫu xe của Yamaha khi có tới hơn 7 triệu chiếc xe đã đến tay người dùng trong khu vực Đông Nam Á.
Yamaha Việt Nam vừa công bố chi tiết thiết kế và cách thức hoạt động của động cơ tay ga Blue Core hoàn toàn mới. Đây là động cơ sẽ xuất hiện trên các mẫu xe tay ga tương lai của hãng.