Văn hóa xe, - 04/06/2021 02:28 PM
Chỗ nào khó đỗ, ít bãi đậu xe quá thì thôi, bỏ xe ở nhà đi, đừng vì tiện xe mình đi mà làm phiền chủ nhà. Chủ nhà bỏ tiền thuê mặt tiền để rộng thoáng còn bán hàng, chứ không phải thuê mặt tiền để ngồi yên bình trong đó mà nghỉ ngơi.

Bãi gửi xe ít đã khiến các chủ xe ô tô thường hay đậu xe trước cửa nhà dù là vô tình nhưng đã dẫn đến những hệ lụy vô cùng lớn với nhiều màn trả thù từ chủ nhà.

Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh gia đình là rất phổ biến, do vậy mặt tiền đặc biệt quan trọng tại các thành phố lớn khi thuận lợi cho công việc kinh doanh.

Với phương tiện giao thông cá nhân ngày một tăng cao trong khi hạ tầng không theo kịp đã khiến nhiều chủ ô tô vô tình đậu xe chắn ngang cửa nhà đã khiến chủ nhà bức xúc dẫn đến nhiều phản ứng gay gắt và có phần tiêu cực muốn dạy cho một bài học về ý thức.

Bức xúc quá thì đành cảnh cáo mạnh tay!

Sự bức xúc được thể hiện với nhiều cách, nhẹ thì viết giấy cảnh cáo hoặc dán băng keo trong, nặng thì xịt sơn lên khắp thân xe, khóa bánh, xịt lốp, đổ chất bẩn lên xe hay viết lời thóa mạ chủ xe lên ô tô vô ý thức rất nặng nề, đụng chạm đến tự trọng của chủ ô tô.

Trong đó hình thức xịt sơn lên xe kèm lời chửi bới được áp dụng nhiều nhất vì nó thỏa mãn được cơn bực tức của chủ nhà đồng thời cho chủ xe biết được nguyên nhân là gì.

Nhiều chủ nhà giữ được “cái đầu lạnh” khi không muốn sự việc đi quá xa vì dễ dẫn đến vi phạm pháp luật thì chỉ dán tờ giấy nhắc nhở kẹp trên gạt mưa. Tuy nhiên, cảnh báo được người này thì lại có người khác tái diễn khiến nhiều người phản ứng mạnh gây thiệt hại cho phương tiện đậu đỗ “chướng tai, gai mắt”.

Đặc biệt là các trường hợp xe đậu chắn ngõ của một khu dân cư, sự phản ứng của nhiều người với nhiều cấp độ khác nhau là điều dễ thấy.

Hình thức trả thù phổ biến là xịt sơn lên ô tô

Kèm lời chửi bới động đến tự trọng của chủ ô tô.

Câu chửi nặng nề đi kèm sơn xe.

Phản ứng nhẹ nhàng hơn của chủ nhà khi chỉ quấn băng keo quanh xe.

Một cấp độ phản ứng hòa nhã hơn của chủ nhà.

Một chiếc xe sang được cho là “giàu mà không có ý thức”.

Lỗi tại ai?

Về mặt pháp luật, chủ phương tiện vô ý thức nắm lợi thế khi không vi phạm điều gì, nhiều trường hợp chủ nhà nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan công an khu vực nhưng không thể xử phạt vì nhiều xe đậu nơi không có biển báo cấm đỗ xe. Nhiều chủ phương tiện mặc định cho rằng, đường và vỉa hè là nơi công cộng nên vô tư đậu đỗ mà quên mất đi ý thức của mình.

Nhưng về văn hóa ứng xử, có thể thấy lỗi hoàn toàn do chủ phương tiện. 

Chỗ nào khó đỗ, ít bãi đậu xe quá thì thôi, bỏ xe ở nhà đi, đừng vì tiện xe mình đi mà làm phiền chủ nhà. Chủ nhà bỏ tiền thuê mặt tiền để rộng thoáng còn bán hàng, chứ không phải thuê mặt tiền để ngồi yên bình trong đó mà nghỉ ngơi.

Khi sự việc xảy ra, chủ nhà thường vướng rắc rối nhiều hơn khi phản ứng tiêu cực bởi có thể bị khép vào tội phá hoại tài sản. Thế nên những trường hợp như vậy thường phải dựa vào ý thức của chủ phương tiện là chính. Họ cần tinh ý và đặt mình vào trường hợp của chủ nhà để hiểu được nỗi khổ của một chướng ngại vật vô cùng khó chịu trước nhà, đụng vào thì dính dáng tới pháp luật mà không “ra tay” thì ấm ức, khó chịu.

Tuy nhiên có nhiều chủ phương tiện cũng ý thức được việc làm của mình gây phiền phức cho người khác đã có cách xử lý được cho là phù hợp với hoàn cảnh khi để lại lời nhắn xin đậu xe nhờ kèm số điện thoại liên lạc.

Lời nhắn nhủ của chủ phương tiện được đánh giá là hợp tình hợp lý để tránh điều đáng tiếc từ chủ nhà.

Cho đến nay, vấn nạn đậu xe trước cửa nhà là thường xuyên xảy ra bởi đặc điểm nhà dân ở các thành phố lớn sát nhau với mặt tiền phổ biến từ 3-5m, tránh đậu trước nhà này thì lại trúng vào cửa nhà khác. Giao thông chật hẹp khiến không có làn đậu xe khiến chủ phương tiện vô tình “gây ra tội”. Những vụ việc như vậy vẫn chỉ còn trông chờ vào sự tự giác từ mỗi người mà đặc biệt là các chủ phương tiện.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.