Gần đây, vụ việc chiếc xe bán tải Ford Ranger đậu xe trước cửa nhà bị tạt sơn bê bết, rất khó sửa chữa lại khiến nhiều tay lái xót xa, vừa thương chủ xe mà cũng trách họ.
Ai đúng, ai sai?
Phải khẳng định, nếu đoạn đường không cấm đỗ thì tài xế đậu xe ở đó không hề không phạm luật. Luật sư Chung, đoàn Luật sư Hà Nội cho biết người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí ở Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008: đỗ xe bên trái đường một chiều; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Nơi dừng của xe buýt; Che khuất biển báo hiệu đường bộ …
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Tài xế cũng không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Trong trường hợp tài xế đỗ sai nơi quy định, chủ nhà có thể tố giác, gọi điện cho lực lượng CSGT đến xử lý. Cụ thể, tùy trường hợp mà tài xế vi phạm mà mức phạt áp dụng ở mức 300-400 ngàn đồng hoặc từ 600-800 ngàn đồng.
Nếu chủ nhà có hành động mắng chửi, đập phá gây tổn hại cho tinh thần, sức khỏe của chủ xe, gây hư hại cho xe, tài xế hoàn toàn có quyền kiện ngược lại chủ nhà, mức phạt tiền có thể lên đến từ 2- 5 triệu đồng do thực hiện hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nếu thiệt hại nặng, người thực hiện hành vi còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến chung thân khi gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự.
Chủ nhà phá xe chỉ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên tài xế lái xe.
Vậy, nên làm thế nào?
Đành rằng biết việc đỗ xe dưới lòng đường là giải pháp áp chót khi quanh khu vực dừng đỗ không có các bến, bãi đỗ xe. Tuy nhiên, tài xế nên lựa chọn phù hợp, tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác và việc đi lại, kinh doanh của những người cư trú gần khu vực đỗ xe. Nếu có thể, hãy để lại số điện thoại để liên lạc, tránh xảy ra những tình huống đáng buồn.
Đối với chủ nhà bị ô tô đỗ chắn ngang cửa thì nên có biện pháp khéo léo như nhắc nhở, tuyệt đối không nên có các hành vi khóa xe, sơn, vẽ, cạo sơn xe hoặc đập kính, phá gương, chọc lốp hay các hành vi phá hoại xe khác hoặc xúc phạm người khác sẽ gây hại cho chính mình.
Khi dừng hoặc đỗ xe hầu hết các bác tài không chỉ riêng lái mới mà ngay cả những người cầm lái lâu năm cũng dễ dàng mắc những lỗi phổ biến dưới đây.
Việc triển khai lắp đặt các trụ đá dọc vỉa hè tuyến phố Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) bước đầu ngăn chặn được các phương tiện dừng, đỗ sai quy định.
Nếu xe đột ngột hao xăng bất thường, vận hành có phần lì và nặng nhọc thì bạn nên kiểm tra ngay các chi tiết dưới đây để bắt đúng bệnh cho xe.
Chiếc ô tô đậu mé bên cửa đã được hàng xóm chăm sóc vô cùng chu đáo khiến chủ xe quá đau buồn khi quay lại thấy xe bị gạch nát bét.
Phân chim và nhựa cây là hai tác nhân gây hại sơn xe thường gặp khi xe đỗ dưới bóng râm của cây.