Khám Phá, - 25/01/2020 03:02 PM
Bạn đã từng thấy một cuộc đua công thức một quyết liệt và gay cấn trên truyền hình. Tuy nhiên, khi ai đó hỏi vì sao những chiếc xe này lại không có đèn phanh thì lại rất khó trả lời.

dau-nam-ban-chuyen-vi-sao-xe-dua-cong-thuc-1-lai-khong-co-den-phanh

Tốc độ quá khủng khiếp

Nếu bạn đã từng xem một cuộc đua F1 thì có thể hình dung được tốc độ của những chiếc xe này như thế nào. Theo thống kê thì có thời điểm, mẫu xe này có thể đạt vận tốc lên đến hơn 300 km/h. Vì vậy, đây là lý do mà vì sao nó lại không trang bị đèn phanh. Nếu có đi chăng nữa thì người lái phía sau cũng chẳng thể nào phản xạ kịp. F1 sinh ra để đua chứ không phải là phương tiện đi lại.

Để lý giải điều này chúng ta cần nhìn vào thiết kế khí động học của xe. Đây là một trong những chi tiết rất quan trọng giúp giảm tốc độ và dừng xe đối với những chiếc xe F1. Mẫu xe này được thiết kế nhằm tạo ra một lực nén cực kỳ lớn hút không khí phía dưới sàn xe.

dau-nam-ban-chuyen-vi-sao-xe-dua-cong-thuc-1-lai-khong-co-den-phanh

Lực nén này hoạt động như một máy hút chân không vậy, nó kéo chiếc xe xuống sát mặt đường trong lúc xe di chuyển. Từ đó đánh đổi tốc độ trên đường thẳng để giữ được khả năng kiểm soát thăng bằng tại những đoạn đường cong hay chỗ rẽ. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần tay đua không nhấn chân ga nữa thì chiếc xe sẽ bất ngờ chạy chậm lại.

Khả năng giảm tốc mạnh mẽ tới từ khí động học này giúp các lái xe không bị va vào nhau khi đang cua hay lúc những chiếc xe đang ở gần nhau. Vì vậy, người ta sẽ chẳng hề quan tâm đến đèn phanh làm gì cả. Thay vào đó người lái sẽ rèn luyện những kỹ năng phân tích và xử lý tình huống để tránh các tai nạn xảy ra.

Ngoài ra, nhiều người thường nhầm lẫn một chiếc đèn màu cam khá lớn ở phía sau xe đua F1 là đèn phanh. Sự thật không phải vậy, đèn này nhấp nháy để ám chỉ cho người phía sau biết rằng tay đua đó hiện đang sạc hệ thống ắc-quy, tận dụng điện năng cho động cơ lai, chuyển đổi nhiệt và các vòng quay bánh xe thành điện.

dau-nam-ban-chuyen-vi-sao-xe-dua-cong-thuc-1-lai-khong-co-den-phanh

Tuy vậy, trong trường hợp mưa to, chiếc đèn này cũng nháy nhanh gấp đôi như một tín hiệu cảnh báo bởi các xe có thể không nhìn thấy nhau ở khoảng cách 50m trên đường đua. Chiếc đèn này cũng có tác dụng giúp cho xe phía sau biết được xe trước đang ở đâu hơn là một tín hiệu cảnh báo khi các xe đang tiến lại gần nhau.

Cần gì túi khí khi đã có áo quần chống chịu được sức nóng như dung nham núi lửa

Bên cạnh đèn phanh thì túi khí cũng là một bộ phận không xuất hiện trên xe đua F1. Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao với tốc độ kinh khủng đó, không trang bị túi khí thì khi va chạm, tính mạng của tài xế làm sao bảo đảm.

Sự thật thì không phải vậy, đối với một chiếc xe đua thì làm cách nào để giảm trọng lượng là ưu tiên mà các nhà sản xuất quan tâm nhất. Trong đó, túi khí là một lựa chọn đào thải đi để giảm nhẹ mọi sự vướng víu.

Ngoài ra, việc sở hữu nhiều nút bấm, điều khiển và thiết kế kiểu mặt phẳng, vô lăng xe F1 khó lắp túi khí ẩn bên trong như xe hơi thương mại. Bên cạnh đó, khoảng cách gần và không gian chật chội có thể khiến người lái bị ngạt, chấn thương khi túi khi được kích hoạt.

dau-nam-ban-chuyen-vi-sao-xe-dua-cong-thuc-1-lai-khong-co-den-phanh

Thay vào đó người ta sẽ chú ý thiết kế lại các chi tiết khác cũng như bổ sung các trang bị an toàn cho tài xế ngồi bên trong. Để giảm thiểu chấn thương khi va chạm. Có thể kể đến như kết cấu khung sườn vững chắc và kín kẽ. Mũ bảo hiểm đặc biệt có thể chịu được lực từ một thanh kim loại nặng 3 kg, rơi từ độ cao 3 m đập trúng. Đồng thời ngăn vết cứa sâu không quá 25 mm vào bên trong.

Chưa kể, kính chắn gió mũ bảo hiểm của các tay đua F1 có thể bảo vệ mắt người lái ở ngưỡng tốc độ 483 km/h. Khác xa với những chiếc mũ bảo hiểm mà chúng ta đang sử dụng hiện nay. Đồng thời, nó có thể chịu được nhiệt độ bên ngoài lên đến 815 độ C trong 45 giây, trong khi nhiệt độ bên trong dưới 70 độ C.

Rồi quần áo bảo hộ đặc biệt được làm từ bốn lớp vật liệu Nomex, được dùng để sản xuất quần áo cứu hỏa. Nó được xử lý qua 15 quy trình giặt và 15 quy trình sấy trước khi được sử dụng. Để đảm bảo rằng có thể chịu đựng được nhiệt độ lên đến 800 độ C trong 11 giây khi xe bị cháy, tương đương với nhiệt độ của dung nham núi lửa.

dau-nam-ban-chuyen-vi-sao-xe-dua-cong-thuc-1-lai-khong-co-den-phanh

Với những trang bị này thì an toàn của tài xế đã được bảo vệ tới tận răng. Giờ bạn đã hiểu lý do vì sao chiếc F1 lại không được trang bị túi khí.

 

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.