Ở thời điểm hiện tại, ô tô vẫn là một tài sản có giá trị lớn thế nên hầu hết những chủ sở hữu đều có ý thức và kiến thức cao. Tuy nhiên không phải ai cũng như thế, trên các hội nhóm mạng xã hội thường xuyên đăng tải chia sẻ những hình chụp các chiếc xe có biển số được ngụy trang bằng nhiều thủ đoạn.
Gần đây nhất là vụ việc một chiếc Honda CR-V được đăng tải khắp các hội nhóm với ít nhất hai kiểu thay đổi biển sổ khác nhau, nếu nhìn từ xa rất khó phát hiện và hiển nhiên là qua mặt được các camera phạt nguội.
Không chỉ ô tô, mà nhiều người đi xe máy còn áp dụng các hình thức khác nhau để che biển số như dán khẩu trang, dùng bằng keo hay thậm chí là bôi bùn đất để qua mặt các camera giám sát. Hành vi như vậy rất khó để xác định được chính xác phương tiện nếu có vi phạm xảy ra.
Thường thì cánh tài xế có ý thức kém thường sử dụng các mánh khóe như: sử dụng băng keo đen có màu trùng với phần chữ số của biển số, sau đó cắt gọn và dán lên phần số cần thay đổi, tinh vi hơn là dùng bút xóa, bút màu trắng để bôi lên đổi nhận diện số như từ số 8 bôi trắng thành số 3, lộ liễu hơn là dùng decal dán thẳng lên che mất 1-2 chữ số trên biển số.
Một đặc điểm khác cho thấy những người như cánh tài xế dịch vụ, dân phượt mô tô, những thanh niên trẻ máu tốc độ thường có cách hành vi trên hòng qua mắt các camera phạt nguội, thậm chí ngay cả chủ sở hữu những chiếc xe tiền tỷ cũng có thói quen xấu trên.
Sau khi những bức ảnh về những chiếc xe có ý thức kém, không ít thành viên của các hội nhóm thường có những chỉ trích nặng nề như “có tiền mua xe, không có tiền mua văn hóa”, “học luật kém nhưng lách luật giỏi”, “thời đại văn mình vẫn còn tính bẩn khôn lỏi”, “cố tiền có xe nhưng không có tiền đóng phạt”,… thậm chí là tìm ra đầy đủ thông tin nghề nghiệp, nơi ở của những chủ xe ý thức kém ấy.
Việc che biển số giúp những chủ sở hữu ấy tiết kiệm được chút tiền phạt nhưng dần dần sẽ hình thành ý thức chạy xe bất chấp có thể gây nguy hiểm bởi không ảnh hưởng bởi các chế tài phạt nguội hiện hành. Đây được xem là hành vi cực kỳ nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Do đó, việc gắn biển số xe là bắt buộc, hành vi làm thay đổi biển số, che lấp biển số sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Lỗi biển số bị che lấp được quy định trong các điều từ 16 đến 19 của Nghị định 100 với tên gọi lỗi chính xác là "gắn biển số không rõ chữ, số"
Đối với lỗi này, Nghị định 100 đã đưa ra mức phạt tối đa lên đến 1.000.000 đồng, cụ thể:
Phương tiện |
Mức phạt |
Ô tô |
800.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
Xe máy |
100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
300.000 đồng đến 400.000 đồng |
Có lẽ mức phạt này chưa đủ sức nặng với nhưng chủ xe ấy, bởi số tiền đóng phạt quá ít, hiện tại đã có một số thông tin đề xuất tăng mức phạt nay lên cao hơn nhằm răn đe người vi phạm khi tình trạng này ngày một phổ biến và có phần tinh vi hơn.
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Theo quy định mới tại Thông tư 24/2023/TT-BCA thì sau ngày 15/8/2023 sẽ có đến 8 trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe.
Từ 15/8/2023, biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (còn gọi là biển số định danh) là nội dung tại Thông tư 24/2023/TT-BCA ngày 01/7/2023 quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới.
Từ 1/7, toàn bộ dải biển số ô tô đang có của 63 tỉnh, thành phố sẽ được đưa ra đấu giá, người dân được quyền lựa chọn, cạnh tranh để sở hữu biển số theo mong muốn.