Theo ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (doanh nghiệp thực hiện dự án), dự án đã thi công hoàn thành 44/45km nền đường, thảm nhựa bê tông ATB đạt 39/45km, bê tông nhựa C19 được 37/45 km.
Tại gói thầu XL-10 còn 280m chưa dỡ tải, dự kiến ngày 15/11 sẽ dỡ tải. Ngoài ra, hiện còn khoảng 10km đường chưa thảm nhựa, quyết tâm trong tháng 10 và 11 sẽ hoàn thành và thi công hệ thống ATGT, biển báo, thông tin liên lạc…
Với mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm nay, phục vụ người dân lưu thông trong dịp Tết Nguyên đán 2022, mặc dù trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn nhưng dưới sự quản trị điều hành của nhà đầu tư, dự án chưa phải ngưng thi công, tiến độ luôn đảm bảo.
Hiện có 1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân được huy động làm việc trên công trường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (đi qua Tiền Giang) để đảm bảo tiến độ thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2021.
Nút giao Thân Cửu Nghĩa (đầu tuyến) và đoạn cuối tuyến nối QL30 đã thảm nhựa hoàn chỉnh.
Đang thi công thảm nhựa nhiều đoạn trên cao tốc
Nhiều khe co giãn các cầu trên cao tốc được khẩn trương thi công hoàn chỉnh.
Thi công làm phẳng mặt cầu chuẩn bị thảm nhựa bê tông
Đang thi công đoạn 280m tại gói thầu XL -10.
Hàng chục xe lu được huy động gấp rút thi công mặt đường đá dăm để chuẩn bị thảm nhựa bê tông
Lắp đặt hệ thống chống chói dải phân cách cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Nhiều đoạn dải phân cách được thi công hoàn chỉnh, công nhân đang vệ sinh làm sạch bụi bám dải phân cách.
Hàng rào ngăn giữa cao tốc và đường gom đã được thi công tại nhiều đoạn trên tuyến cao tốc.
Đang thi công hoàn chỉnh hai bên lề đường cao tốc
Trồng cỏ dọc hai bên mép đường cao tốc chống sạt lở chân taluy.
Nhiều biển báo, cảnh báo nhằm đảm bảo ATGT trên cao tốc
Rào chắn cảnh báo ATGT, chống tụ tập đua xe trái phép
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đang được Bộ Công an lấy ý kiến cùng những đề xuất đáng chú ý.
Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai nghiêm cấm lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ công an can thiệp xử lý vi phạm giao thông.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Việt Nam sẽ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Trong trường hợp tài xế vi phạm luật giao thông đường bộ mà chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày dựa trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Các cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông có thể bị đưa vào tiêu chí xếp loại. Người đứng đầu đơn vị có người vi phạm có thể bị kiểm điểm, xem xét trách nhiệm.