Tiện ích, - 16/03/2019 06:47 PM
Khi gặp một chiếc xe, mọi người thường hay buột miệng nói rằng: “Chiếc xe này mạnh bao nhiêu mã lực”. Tuy nhiên, khi hỏi lại mã lực là gì thì lại ú ớ không biết hoặc giải thích có phần khó hiểu.

Nhiều người còn cho rằng sức mạnh đó bằng 1 con ngựa. Điều này liệu thật sự có đúng hay không?

Một mã lực có phải tương đương sức mạnh một con ngựa?

Cụ thể, mã lực là một đơn vị đo lường để đo công suất, một cách đơn giản dễ hiểu là tốc độ hoàn thành một công việc. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s. Thí dụ như bạn đang đẩy một vật nặng từ đầu dốc lên đỉnh dốc, thì công suất ở đây là tốc độ bạn hoàn thành điều đó.

Được biết, thuật ngữ công suất do kỹ sư người Scotland Jame Watt khởi xướng để so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước so với sức mạnh của những con ngựa. Sau này nó được mở rộng ra để áp dụng cho sức mạnh đầu ra của các động cơ piston dùng cho xe hơi, động cơ turbines, mô tơ điện và nhiều loại máy móc khác.

Đến đây chắc bạn cũng phần nào hiểu ra nhận định mã lực bằng sức mạnh tối đa của một con ngựa tạo ra là sai lầm rồi chứ. Thậm chí, sức mạnh của một con ngựa có thể lên đến 14,9 mã lực chứ chẳng đùa. Trong khi con người chỉ sản sinh công suất tối đa 5 mã lực mà thôi.

Tuy nhiên, cần lưu ý là khái niệm này lại tùy thuộc vào từng vùng và khu vực. Rồi còn phụ thuộc vào năng lượng được đo lường trong từng loại máy móc cụ thể. Tỷ như, mã lực James Watt đề xuất được gọi là mã lực cơ học (còn gọi là hp hay imperial horsepower) và xấp xỉ bằng 745,7 Watt.

Khi du nhập sang các nước, mã lực này lại được ký hiệu khác nhau như “PS” ở Đức, tương đương với 735,5 Watt. Hay “CV” ở Pháp, “PK” ở Hà Lan. Về cơ bản, các đơn vị này xấp xỉ bằng mã lực cơ học (vào khoảng 98,6%) do chúng được đo bằng các đơn vị khác nhau.

Vì vậy mới có hiện tượng, Bugatti cho rằng chiếc siêu xe Veyron 16.4 có công suất lên tới 1.001 mã lực thì các kỹ sư Mỹ thì cho rằng nó chỉ có 980 mã lực theo hệ SAE.

Tại sao xe có dung tích như nhau nhưng mã lực lại khác nhau

Đây cũng là một thắc mắc mà nhiều người hay gặp phải. Tại sao cùng một dung tích như nhau nhưng mà chiếc thì cho ra mã lực lớn, chiếc thì lại yếu hơn. Trong khi theo nhận thức chung thì dung tích động cơ càng lớn thì công suất cho ra càng mạnh.

Như trên Mazda 3 SD 2.0L, dung tích 1998 cc nhưng lại sản sinh công suất lên đến 153 mã lực, mô men xoắn 200 Nm. Trong khi Toyota Corolla Altis 2.0V Sport cũng có dung tích xy lanh 1,987 cc nhưng chỉ có công suất 143 mã lực, mô men xoắn 187 Nm.   

Tuy nhiên không phải vậy, dung tích là để ám chỉ độ lớn của xy lanh, còn sức mạnh phụ thuộc vào nhiều thứ đưa vào cái xy lanh đó. Vì vậy, khi lắp một động cơ một chiếc xe thì qua nhiều hệ thống dẫn động, công suất thực khi ra tới bánh xe không còn được như vậy nữa.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất muốn tiết kiệm xăng nên mới thực hiện một số tinh chỉnh trên động cơ. Sức mạnh, mô men xoắn càng lớn thì mức độ tiêu hao nhiên liệu càng nhiều. Nên chẳng có gì phải kinh ngạc cả.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.