Đa số người dùng xe không lái xe nhiều vào ban đêm nhưng các nghiên cứu cho thấy hơn 50% trường hợp tử vong do tai nạn giao thông xảy ra vào ban đêm. Với một số tư vấn và lời khuyên dưới đây, bạn có thể giảm được nguy cơ xảy ra điều gì đó nguy hiểm khi lái xe ban đêm.
Mệt mỏi và buồn ngủ là những trường hợp phổ biến xuất hiện khi lái xe vào ban đêm
Cứ 25 người lái xe trưởng thành thì có 1 người người cho biết họ đã ngủ gật trong khi lái xe và nhiều người khác thừa nhận đã lái xe trong tình trạng thiếu ngủ.
Đường trở nên đông đúc và nguy hiểm hơn trong khoảng thời gian từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối do các tài xế háo hức trở về nhà sau giờ làm việc. Những người lái xe thường xuyên sử dụng rượu và các chất kích thích dễ bị suy giảm khả năng điều khiển xe hơn trong điều kiện trời tối.
Chủ động phòng ngừa mọi tình huống xấu xảy ra khi lái xe trong đêm là cách hạn chế rủi ro tốt nhất
Ngay cả khi bạn đã nắm rõ cung đường đang di chuyển trong lòng bàn tay, việc lái xe chủ động sẽ giúp bạn giảm mọi rủi ro va chạm và nâng cao sự an toàn nhờ đoán trước các tình huống và đưa ra các quyết định sáng suốt.
Điều quan trọng khi lái xe là bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thật sự tỉnh táo khi ngồi sau tay lái. Nhưng não của bạn tạo ra nhiều melatonin vào ban đêm, đây là hoóc-môn gây buồn ngủ, nghĩa là bạn dễ cảm thấy mệt mỏi khi lái xe vào ban đêm.
Để tăng sự tỉnh táo và giảm bớt mệt mỏi, bạn hãy nói chuyện với người bạn đồng hành nếu có thể, hoặc nghe những bản nhạc sôi động mà bạn thích nếu có thể.
Còn nếu bạn bị sụp mí mắt hoặc quá mệt mỏi, hãy tìm một nơi để dừng lại, chợp mắt 5 - 10 phút cũng có thể cải thiện được phần nào, nếu vẫn không bớt mệt mỏi, tốt nhất bạn nên ngừng lái xe và tìm chỗ để nghỉ ngơi qua đêm.
Hệ thống chiếu sáng tốt giúp bạn lái xe an toàn hơn trong đêm tối
Giữ đèn pha sạch và sáng là chìa khóa để lái xe ban đêm an toàn. Nếu chỉ một đèn pha được chiếu sáng, nó không chỉ làm giảm khả năng hiển thị của bạn mà còn có thể bị vi phạm pháp luật nếu không chứng minh được đèn bị hỏng khi đang chạy.
Theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau. Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi lái xe để đảm bảo rằng cả hai đèn pha đều đang bật và hoạt động.
Bụi bẩn tích tụ trên kính chắn gió của bạn có thể làm tăng độ chói từ những chiếc ô tô đi ngược chiều và hệ thống đèn đường, khiến bạn khó nhìn đường hơn. Kính chắn gió bị vỡ, nứt cũng có thể gây ra hậu quả tương tự, vì vậy hãy khắc phục mọi vết nứt trước khi lái xe.
Lái xe quá nhanh và bám sát người lái xe phía trước không bao giờ là một ý tưởng hay. Điều này có thể gây ra tai nạn nếu xe phía trước dừng quá đột ngột. Ngoài ra, đèn pha của xe bạn càng gần, chúng càng có vẻ sáng hơn và có thể gây mất tập trung.
Sử dụng đèn pha/cos hợp lý cũng là cách giảm thiểu va chạm với xe đi ngược chiều
Khi lái xe vào ban đêm, không phải ai cũng đủ ý thức tuân thủ an toàn giao thông, nhiều xe đi ngược chiều, không biết vô tình hay cố ý thường xuyên sử dụng chế độ pha thay vì chế độ cos ngay cả khi bạn đã nháy đèn ra tín hiệu.
Nếu xe ngược chiều vẫn không thay đổi chế độ đèn, thay vì bực tức, bạn nên giảm tốc độ và liếc nhìn sang bên vệ đường. Làm như vậy sẽ giúp mắt bạn không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng chói từ xe ngược chiều, đồng thời giúp bạn nhanh chóng lấy lại tầm quan sát phía trước để lái xe an toàn.
Người lái khó xử lý trường hợp ddộng vật đột ngột chạy qua đường vào ban đêm
Chạy xe trong thành phố, bạn sẽ ít bắt gặp những cảnh tượng động vật bất ngờ chạy qua đường. Nhưng đó lại là tình trạng khá phổ biến trên những đường tỉnh lộ hay những vùng miền hẻo lánh.
Do đó, đảm bảo hết sức thật trọng và nên giảm tốc độ để quan sát ở những đoạn đường như vậy. Việc tránh động vật đột ngột trong đêm có thể gây nguy hiểm cho bạn và phương tiện.