Những kỹ năng lái xe máy an toàn dưới đây có thể giúp người tham gia giao thông có thể chủ động trước mọi tình huống.
Điều chỉnh đúng tư thế lái xe
Tư thế ngồi của người cấm lái cũng như của người ngồi phía sau ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận hành cũng như an toàn khi lái xe. Do đó, một kỹ năng lái xe máy an toàn khác mà bạn cần thực hiện là chú ý giữ đúng tư thế:
- Đối với người lái xe: hai tay phải luôn đặt trên tay lái, chân đặt trên sàn để chân, mắt nhìn thẳng về phía trước và giữ tư thế ổn định khi di chuyển. Không nên ngồi sát về phía trước cũng như không ngồi lùi hẳn về phía sau sẽ khiến bạn khó điều khiển cũng như xử lý các tình huống bất ngờ.
- Đối với người ngồi phía sau xe: bám hai tay lên hông của người lái xe hoặc nắm lấy tay vịn của người ngồi phía trước. Chân đặt lên thanh gác chân dành cho người ngồi phía sau.
Hạn chế đi lại khi thời tiết quá xấu như mưa lớn, giông bão
Khi trời mưa lớn, giông bão nếu không có việc thực sự cần thiết thì bạn không nên điều khiển xe máy điện ra ngoài. Bởi vào trời mưa, hiệu quả của hệ thống phanh bị giảm đi nhiều, dễ gây trơn trượt.
Hơn nữa, khả năng bám đường của lốp cũng bị kém đi. Do đó, bạn có thể gặp va quẹt, tai nạn không mong muốn. Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài khi thời tiết xấu thì bạn nhớ giảm tốc độ di chuyển, bật đèn để các phương tiện khác có thể nhìn thấy mình.
Hạn chế sử dụng phanh trước
Thêm một kinh nghiệm đi xe máy tay ga đó là hạn chế sử dụng phanh trước. Phanh trước của xe tay ga được thiết kế ở bên phải và thường là phanh đĩa.
Đa số người lái xe thuận tay phải nên khi gặp những tình huống bất ngờ thì thường bóp phanh bên phải trước. Điều này có thể dẫn đến việc xe bị trượt, ngã do đường kính của bánh xe trước nhỏ, hành trình giảm xóc thì ngắn.
Sử dụng cấp số hợp lý
Một kỹ thuật lái xe máy an toàn quan trọng khác là sử dụng số cấp hợp lý. Không giống xe máy điện hay xe tay ga, xe số đòi hỏi người cầm lái phải biết sang số sao cho phù hợp với tốc độ. Điều này giúp xe vận hành tốt, phù hợp với từng điều kiện địa hình, nâng cao hiệu suất, tăng tuổi thọ động cơ cũng như tiết kiệm xăng.
Nguyên tắc đi xe số là đi chậm thì đi số nhỏ, đi nhanh thì sang số lớn, đi xe ở tốc độ nào thì để số ở đúng tốc độ đó. Ví dụ, bạn đi tốc độ dưới 10 km/h thì nên đi số 1, đi từ 10 - 20km/h thì đi số 2, dừng chờ đèn đỏ, đỗ tạm thời thì trả về số.
Không nên vừa ga vừa phanh
Kỹ năng lái xe máy an toàn này rất cơ bản nhưng đôi khi người lái xe vẫn có thể phạm phải, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Việc vừa phanh, vừa ga sẽ khiến xe dễ bị cháy guốc côn và chuông côn. Điều này vừa khiến xe tốn xăng vừa khiến xe bị giật không bốc.
Khởi động xe sau khi đèn báo FI tắt
Đèn báo FI là biểu tượng của hệ thống phun xăng điện tử. Sau khi bấm khởi động, đèn báo FI sẽ hiển thị trong vòng vài ba giây. Bạn nên đợi khi đèn FI tắt hẳn rồi mới vặn ga để bắt đầu hành trình. Điều này vừa giúp xe vận hành êm ái, không bị giật bốc vừa tiết kiệm được nhiên liệu.
Chạy xe trong tốc độ quy định
Đi xe đúng với tốc độ quy định sẽ giúp người lái xe làm chủ được những tình huống bất ngờ cũng như không vi phạm lỗi vượt quá tốc độ trong Luật giao thông đường bộ.
Đối với xe máy, tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là từ 50 – 60 km/h và ở khu vực ngoài dân cư là 60 – 70 km/h. Đối với xe gắn máy, tốc độ quy định là 40 km/h không phân biệt trong hay ngoài khu dân cư.
Quan sát gương chiếu hậu
Bạn có thể làm chủ được những tình huống xảy ra phía trước nhưng ở phía sau thì không chắc chắn. Do đó, nhìn gương chiếu hậu là một kỹ năng lái xe máy an toàn cần thiết.
Nhìn gương chiếu hậu giúp người điều khiển căn khoảng cách để giữ khoảng cách an toàn theo quy định, tín hiệu của những xe đi phía sau. Đồng thời, mỗi khi sang đường, chạy qua khúc cua... thì đặc biệt phải nhìn gương chiếu hậu để có thể lái xe chủ động và an toàn nhất.
Nhìn xa và bao quát con đường phía trước
Khi lái xe, bạn không nên chỉ chú ý những tình huống ở tầm gần mà còn phải nhìn xa hơn, bao quát hết làn đường. Bởi có thể những tai nạn bất ngờ sẽ diễn ra ở phía xa đó, nếu bạn quan sát và bao quát tốt có thể tránh được những mối nguy hại đang trực chờ.
Tuy nhiên, bạn cần luân phiên quan sát tầm gần và tầm xa. Không nên chỉ quan sát tầm xa có thể khiến bạn mất tập trung khi lái xe.
Bật xi-nhan trước vài giây trước khi qua đường
Khi có ý định đổi hướng di chuyển, người lái xe nên bật xi nhan trước khoảng 20 mét hoặc 10 đến 15 giây. Điều này sẽ giúp các phương tiện khác có đủ thời gian nhận được tín hiệu của bạn và điều chỉnh thích hợp.
Nếu bạn xi-nhan và chuyển hướng quá nhanh sẽ khiến họ không phản ứng kịp dẫn đến tai nạn có thể xảy ra. Đây không chỉ là kỹ năng lái xe máy an toàn mà còn là điều bắt buộc phải thực hiện, bởi không bật tín hiệu xi nhan trước khi chuyển hướng là hành động vi phạm Luật giao thông đường bộ Việt Nam và bị xử phạt hành chính.
Khi chuyển hướng, bạn cần quan sát các phương tiện phía sau qua gương chiếu hậu, khi nào thấy an toàn mới cho xe qua làn đường mà mình mong muốn.