Trên đường (hoặc đường cao tốc) có xây dựng nơi dừng xe và đỗ xe nên người lái cần phải tuân theo. Trừ trường hợp khẩn cấp thì chủ xe được phép dừng hoặc đỗ nhưng phải thực hiện báo hiệu cho người lái xe khác biết.
Chiếu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ (nay hiện được thay bằng quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT). Trường hợp đặt biển báo hoặc vật dụng cảnh báo nguy hiểm với khoảng cách dưới 50 mét tính từ đuôi xe chỉ áp dụng tại các tuyến đường các phương tiện lưu thông chậm, vận tốc trung bình dưới 20 km/giờ.
Trong khi, với các tuyến đường các phương tiện lưu vận tốc trung bình từ 20 - 35 km/giờ, khoảng cách từ xe tới nơi đặt biển cảnh báo hoặc vật dụng cảnh báo phải từ 50 - 100 mét.
Tương tự, nếu vận tốc trung bình của các xe từ 35 - 50 km/giờ thì khoảng cách tương ứng là 100 - 150 mét. Từ 150 km/giờ trở lên, khoảng cách đảm bảo an toàn phải từ 150 - 200 mét.
Bên cạnh việc vấn đề khoảng cách, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần đặt biển hoặc vật cảnh báo đạt tiêu chuẩn, có phản quang để các phương tiện khác lưu thông trên đường dễ dàng phát hiện từ xa và chủ động xử lý tình huống.
Ngoài ra, tài xế cũng cần thực hiện đầy đủ các quy tắc an toàn khác như bật đèn cảnh báo nguy hiểm (đèn hazard), kéo phanh tay cho xe. Với các xe nhỏ, nên cố gắng đẩy xe vào sát lề đường hoặc các vị trí an toàn nhất có thể. Hạn chế dừng đỗ tại các khu vực đường cong, khuất tầm nhìn.
Đặc biệt, trong quá trình chờ xe cứu hộ đến, tài xế và người đi cùng trên xe tuyệt đối không đứng ở phía sau xe. Bởi lẽ, vị trí này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu chẳng may có một phương tiện khác phía sau không phát hiện và kịp thời tránh.