Tiện ích, - 18/05/2018 03:29 PM
câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Luật sư cho tôi hỏi, điều khiển xe công nông có cần giấy phép lái xe không? Và là loại nào? Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra giấy phép lái xe của người điều khiển xe công nông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Trả lời:

Tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về Điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông như sau:

“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Theo đó, tại điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn về về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có nêu rõ Phân cấp hạng giấy phép lái xe như sau:

“1. Hạng Acấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng Avà các xe tương tự.

4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

5. Hạng Bsố tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng Bcấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

8. Hạng cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng Bvà hạng B2;

b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, và hạng FB2;

c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.”

Mặt khác, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 với chủ trương cấm sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới và lưu hành xe ba bánh, theo đó “không cấp phép mới, cho lưu hành thêm các loại xe cơ giới ba bánh; đối với các loại xe cơ giới ba bánh hiện có đang lưu hành thì ban hành quy định cấm lưu hành (kể cả xe cơ giới ba bánh nhập khẩu) trong nội thành, nội thị và các quốc lộ”. Trên cơ sở đó, ngày 30/9/2008, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1405/CT-TTg về việc tiếp tục triển khai thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết nêu trên, yêu cầu:

“1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số công việc sau:

…c) Thực hiện nghiêm việc đình chỉ tham gia giao thông đối với các phương tiện sau:

- Xe công nông được lắp ráp từ các động cơ diezen một xi lanh và tận dụng các tổng thành ôtô, còn được gọi là xe đầu ngang, xe độ chế;

- Xe cơ giới ba bánh không có đăng ký và biển số theo quy định;

- Xe cơ giới hai bánh kéo theo thùng để chở người, hàng hóa, còn được gọi là xe lôi máy nhưng không có đăng ký và biển số theo quy định.

d) Đối với loại xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển;

- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, đăng ký, cấp biển số cho phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển theo quy định hiện hành;

- Căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, quy định cụ thể phạm vi và thời gian hoạt động đối với loại xe này. 

…”

Theo quy định nêu trên thì thứ nhất, người lái xe khi tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện tham gia giao thông. Thứ hai, việc phân cấp giấy phép lái cho các loại xe nói chung và xe công nông nói riêng phải căn cứ kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe để biết lái xe công nông cần giấy phép lái xe hạng nào. Thứ 3, theo nghị quyết số 05/2008/NQ-CP và Chỉ thị số 1405/CT-TTg được ban hành năm 2008 thì xe công nông hiện đang bị đình chỉ tham gia giao thông.

Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung

Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.